Page 111 - DanSan68
P. 111
Muõ Ñoû 68 111
giải quyết số phận của hàng chục ngàn Việt kiều bị chính quyền Miên giam
giữ từ mấy tháng trước đó khi quân CSBV phối hợp với các đơn vị Cộng
sản Miên tấn công các thành phố Miên và tạo vòng đai bao vây Thủ đô
Phnom Penh của Chính quyền Lon Nol. Mấy ngày sau, Thiếu tá Nguyễn
văn Lý của Phòng 2/BTL/ QĐIII & V3CT và một toán Liên lạc khác được
đưa trở lại Kompong-Cham. Không lâu sau đó Đại tá Trần văn Tư thay thế
Thiếu tá Lý.
Trong tháng 5 đó, vấn đề nội bộ ở cấp cao giữa Trung tướng Đỗ Cao
Trí và Tổng thống Nguyễn văn Thiệu hay Chính phủ VNCH, hay vấn đề
ngoại giao giữa Viêt Nam và Cao Miên diễn ra thế nào tôi không ̣được biết,
nhưng các cuộc hành quân thủy, bộ, của QĐIII và QĐIV đã diễn ra, đón
đưa nhiều chục nghìn Việt kiều ở Miên về nước trong các tháng 5, 6 và 7,
1970. Lúc đó tôi tiếp tục phục vụ ở Phòng 2 QĐIII & V3CT, dưới quyền
Đại tá Lê Đạt Công, khi ở Biên hòa, khi ở Hiếu Thiện, rồi Tây ninh, luân
phiên thay thế ông về tình báo chiển trường cho đến ngày Trung Tướng
Đỗ Cao Trí tử nạn.
Từ ngày Trung tướng Nguyễn văn Minh về thay thế nắm quyền Tư
lệnh, nhất là sau tang lễ trọng thể của cố Đại tướng Đỗ Cao Trí, tình hình
ngoại biên và trong nội địa Quân đoàn III & V3CT có nhiều thay đổi lớn
vì hai lý do:
Thứ nhất, CSBV tăng cường đáng kể lực lượng của họ ở các mặt trận
Lào và Miên với những cuộc phản công dữ dội ở Tchépone và suốt dọc
Đường 9 đến biên giới Khe Sanh, cũng như các cuộc phản công ở Đường
7, từ các đồn điền cao su Chup, Mimot đến biên giới Việt-Miên, vùng Lưỡi
Câu và Mỏ Vẹt. Chiến đoàn 8 của Sư đoàn 5 Bộ binh (SĐ5BB) cũng tổn
thất nặng và rút khỏi Thị trấn Snoul của Miên trong cuối tháng 5, 1971.
Địa điểm duy nhất của Quân đoàn III còn duy trì trên lãnh thổ Miên là căn
cứ hỗn hợp Việt-Mỹ ở Thị trấn Krek, giao điểm giữa đường 7 và đường 22
đổ vào nội địa tỉnh Tây Ninh và cách biên giới chừng 12 km.
Thứ hai, Trung tướng Nguyễn văn Minh tánh người ôn nhu, chuộng
phòng thủ hơn tấn công. Ông không phải là một hổ tướng như Đại tướng
Trí, nhưng là một túc tướng (tôi sẽ trình bày ở phần sau). Hơn nữa, cục
diện chiến trường đã thay đổi sau cuộc Hành quân Lam sơn 719 ở Hạ
Lào. Tướng Minh lâm vào tình trạng bất cập, khó khăn trong vấn đề chỉ
huy. Ông xuất thân Khóa IV Trường Võ bị Liên quân Dalat, trong khi
hai vị tư lệnh sư đoàn dưới quyền đều thuộc khóa đàn anh. Thiếu tướng
Nguyễn văn Hiếu, Tư lệnh SĐ5BB và Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, Tư
lệnh SĐ18BB, cùng xuất thân Khóa III. Sau trận rút lui khỏi Snoul của
Chiến đoàn 8, SĐ5BB, Tướng Hiếu được trao phó trọng trách khác. Đại
tá Lê văn Hưng, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Cần Thơ, được Tướng
Giả từ Denver
giải quyết số phận của hàng chục ngàn Việt kiều bị chính quyền Miên giam
giữ từ mấy tháng trước đó khi quân CSBV phối hợp với các đơn vị Cộng
sản Miên tấn công các thành phố Miên và tạo vòng đai bao vây Thủ đô
Phnom Penh của Chính quyền Lon Nol. Mấy ngày sau, Thiếu tá Nguyễn
văn Lý của Phòng 2/BTL/ QĐIII & V3CT và một toán Liên lạc khác được
đưa trở lại Kompong-Cham. Không lâu sau đó Đại tá Trần văn Tư thay thế
Thiếu tá Lý.
Trong tháng 5 đó, vấn đề nội bộ ở cấp cao giữa Trung tướng Đỗ Cao
Trí và Tổng thống Nguyễn văn Thiệu hay Chính phủ VNCH, hay vấn đề
ngoại giao giữa Viêt Nam và Cao Miên diễn ra thế nào tôi không ̣được biết,
nhưng các cuộc hành quân thủy, bộ, của QĐIII và QĐIV đã diễn ra, đón
đưa nhiều chục nghìn Việt kiều ở Miên về nước trong các tháng 5, 6 và 7,
1970. Lúc đó tôi tiếp tục phục vụ ở Phòng 2 QĐIII & V3CT, dưới quyền
Đại tá Lê Đạt Công, khi ở Biên hòa, khi ở Hiếu Thiện, rồi Tây ninh, luân
phiên thay thế ông về tình báo chiển trường cho đến ngày Trung Tướng
Đỗ Cao Trí tử nạn.
Từ ngày Trung tướng Nguyễn văn Minh về thay thế nắm quyền Tư
lệnh, nhất là sau tang lễ trọng thể của cố Đại tướng Đỗ Cao Trí, tình hình
ngoại biên và trong nội địa Quân đoàn III & V3CT có nhiều thay đổi lớn
vì hai lý do:
Thứ nhất, CSBV tăng cường đáng kể lực lượng của họ ở các mặt trận
Lào và Miên với những cuộc phản công dữ dội ở Tchépone và suốt dọc
Đường 9 đến biên giới Khe Sanh, cũng như các cuộc phản công ở Đường
7, từ các đồn điền cao su Chup, Mimot đến biên giới Việt-Miên, vùng Lưỡi
Câu và Mỏ Vẹt. Chiến đoàn 8 của Sư đoàn 5 Bộ binh (SĐ5BB) cũng tổn
thất nặng và rút khỏi Thị trấn Snoul của Miên trong cuối tháng 5, 1971.
Địa điểm duy nhất của Quân đoàn III còn duy trì trên lãnh thổ Miên là căn
cứ hỗn hợp Việt-Mỹ ở Thị trấn Krek, giao điểm giữa đường 7 và đường 22
đổ vào nội địa tỉnh Tây Ninh và cách biên giới chừng 12 km.
Thứ hai, Trung tướng Nguyễn văn Minh tánh người ôn nhu, chuộng
phòng thủ hơn tấn công. Ông không phải là một hổ tướng như Đại tướng
Trí, nhưng là một túc tướng (tôi sẽ trình bày ở phần sau). Hơn nữa, cục
diện chiến trường đã thay đổi sau cuộc Hành quân Lam sơn 719 ở Hạ
Lào. Tướng Minh lâm vào tình trạng bất cập, khó khăn trong vấn đề chỉ
huy. Ông xuất thân Khóa IV Trường Võ bị Liên quân Dalat, trong khi
hai vị tư lệnh sư đoàn dưới quyền đều thuộc khóa đàn anh. Thiếu tướng
Nguyễn văn Hiếu, Tư lệnh SĐ5BB và Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, Tư
lệnh SĐ18BB, cùng xuất thân Khóa III. Sau trận rút lui khỏi Snoul của
Chiến đoàn 8, SĐ5BB, Tướng Hiếu được trao phó trọng trách khác. Đại
tá Lê văn Hưng, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Cần Thơ, được Tướng
Giả từ Denver