Page 109 - DanSan68
P. 109
Muõ Ñoû 68 109
Trước đó ở cả bốn Vùng Chiến Thuật, QLVNCH đã mở những cuộc hành
quân sâu vào căn cứ địa của lực lượng Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) dọc
theo biên giới Việt-Miên-Lào và truy diệt chúng xa hơn vào lãnh thổ Miên
và Lào. (Về lý do vì sao QLVNCH tổ chức các cuộc hành quân vượt biên
sang Cao Miên và Lào, sẽ trình bày trong một dịp khác, hoặc xin mời đọc
“The Tragedy of The Vietnam War” của tác giả, ở tiểu mục “A Controver-
sal Escalation of the War in Indochina”, do McFarland xuất bản tháng 9,
2008, từ trang 135 đến 141).
Lực lượng hành quân QĐ III & V3CT của Tướng Đỗ Cao Trí đạt thành
quả lớn lao nhất. Từ tháng 4, 1970, đã đánh bạt Sư đoàn Công trường 7
CSBV (SĐ-7/CSBV) và Sư đoàn Công Trường 9 Cộng Sản của TWC/MN
(SĐ-9/CS) ra khỏi các căn cứ địa quan trọng Lưỡi Câu, ở biên giới tây
bắc Bình Long và Mỏ Vẹt ở biên giới tây nam Tây Ninh, đồng thời phá
tan các căn cứ hậu cần lớn, nhỏ, của Trung Ương Cục Miền Nam (TWC/
MN) cơ quan chính trị và quân sự đầu não của CSBV ở Nam Việt Nam; hạ
hơn 11,000 quân CSBV, bắt hơn 2,200 tù binh và thu hoặc phá hủy hàng
trăm tấn vũ khí, đạn dược, trang bị và hậu cần của chúng. Sư đoàn Công
trường 5 Cộng Sản của TWC/MN (SĐ-5/CS) lúc đó đã rút sang Cao Miên
hoạt động bên ngoài biên giới Kiến Phong và đang là mục tiêu của QĐIV
& V4CT.
Ở mặt trận phía bắc, dọc Liên Quốc lộ 7, các chiến đoàn QĐIII & V3CT
vượt qua các đồn điền cao-su Mimot, Krek và Chup, đến tận Tonle-Bet
đông ngạn Sông Mékong ngang thành phố Kampong-Cham -nơi trú đóng
Bộ Tham Mưu Quân Khu I của Tướng Fan Muong thuộc Quân lực Quốc
gia Cao Miên (Forces Armées Nationales Khmères -FANK). Ở mặt trận
phía nam, trên Liên Quốc lộ 1, các chiến đoàn khác của Tướng Trí cũng
tiến đến bên ngoài thành phố Sway-Riêng yểm trợ cho các đơn vị của Đại
tá Dap Duon, Tỉnh trưởng của tỉnh phía đông Cao Miên này, giáp với tỉnh
Tây Ninh của Việt Nam.
Suốt trong gần một năm hiện diện trên lãnh thổ Miên, QLVNCH đã
liên lạc với chính quyền quân sự Cao Miên, đưa khoảng trên dưới vài
chục nghìn đồng bào Việt Nam ở đó trở về nước. Chính Tướng Đỗ Cao
Trí đã làm việc này. Nỗi bận tâm của Trung tướng trong các cuộc Hành
quân Toàn Thắng trên lãnh thổ Miên không chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng
CSBV và các căn cứ hậu cần quan trọng của chúng ở biên giới Miên, hay
chỉ để yểm trợ cho lực lượng quân đội non yếu của Tướng Lon Nol (Ông
này là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Miên, vừa làm cuộc đảo chính
lật đổ Norodom Sihanouk trong tháng 3, 1970, khi Sihanouk công du nước
ngoài) nhưng còn để giải thoát hàng chục nghìn Việt kiều bị chính quyền
địa phương của chính phủ Lon Nol nghi ngờ là Việt Cộng, bắt giam giữ.
Giả từ Denver
Trước đó ở cả bốn Vùng Chiến Thuật, QLVNCH đã mở những cuộc hành
quân sâu vào căn cứ địa của lực lượng Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) dọc
theo biên giới Việt-Miên-Lào và truy diệt chúng xa hơn vào lãnh thổ Miên
và Lào. (Về lý do vì sao QLVNCH tổ chức các cuộc hành quân vượt biên
sang Cao Miên và Lào, sẽ trình bày trong một dịp khác, hoặc xin mời đọc
“The Tragedy of The Vietnam War” của tác giả, ở tiểu mục “A Controver-
sal Escalation of the War in Indochina”, do McFarland xuất bản tháng 9,
2008, từ trang 135 đến 141).
Lực lượng hành quân QĐ III & V3CT của Tướng Đỗ Cao Trí đạt thành
quả lớn lao nhất. Từ tháng 4, 1970, đã đánh bạt Sư đoàn Công trường 7
CSBV (SĐ-7/CSBV) và Sư đoàn Công Trường 9 Cộng Sản của TWC/MN
(SĐ-9/CS) ra khỏi các căn cứ địa quan trọng Lưỡi Câu, ở biên giới tây
bắc Bình Long và Mỏ Vẹt ở biên giới tây nam Tây Ninh, đồng thời phá
tan các căn cứ hậu cần lớn, nhỏ, của Trung Ương Cục Miền Nam (TWC/
MN) cơ quan chính trị và quân sự đầu não của CSBV ở Nam Việt Nam; hạ
hơn 11,000 quân CSBV, bắt hơn 2,200 tù binh và thu hoặc phá hủy hàng
trăm tấn vũ khí, đạn dược, trang bị và hậu cần của chúng. Sư đoàn Công
trường 5 Cộng Sản của TWC/MN (SĐ-5/CS) lúc đó đã rút sang Cao Miên
hoạt động bên ngoài biên giới Kiến Phong và đang là mục tiêu của QĐIV
& V4CT.
Ở mặt trận phía bắc, dọc Liên Quốc lộ 7, các chiến đoàn QĐIII & V3CT
vượt qua các đồn điền cao-su Mimot, Krek và Chup, đến tận Tonle-Bet
đông ngạn Sông Mékong ngang thành phố Kampong-Cham -nơi trú đóng
Bộ Tham Mưu Quân Khu I của Tướng Fan Muong thuộc Quân lực Quốc
gia Cao Miên (Forces Armées Nationales Khmères -FANK). Ở mặt trận
phía nam, trên Liên Quốc lộ 1, các chiến đoàn khác của Tướng Trí cũng
tiến đến bên ngoài thành phố Sway-Riêng yểm trợ cho các đơn vị của Đại
tá Dap Duon, Tỉnh trưởng của tỉnh phía đông Cao Miên này, giáp với tỉnh
Tây Ninh của Việt Nam.
Suốt trong gần một năm hiện diện trên lãnh thổ Miên, QLVNCH đã
liên lạc với chính quyền quân sự Cao Miên, đưa khoảng trên dưới vài
chục nghìn đồng bào Việt Nam ở đó trở về nước. Chính Tướng Đỗ Cao
Trí đã làm việc này. Nỗi bận tâm của Trung tướng trong các cuộc Hành
quân Toàn Thắng trên lãnh thổ Miên không chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng
CSBV và các căn cứ hậu cần quan trọng của chúng ở biên giới Miên, hay
chỉ để yểm trợ cho lực lượng quân đội non yếu của Tướng Lon Nol (Ông
này là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Miên, vừa làm cuộc đảo chính
lật đổ Norodom Sihanouk trong tháng 3, 1970, khi Sihanouk công du nước
ngoài) nhưng còn để giải thoát hàng chục nghìn Việt kiều bị chính quyền
địa phương của chính phủ Lon Nol nghi ngờ là Việt Cộng, bắt giam giữ.
Giả từ Denver