Page 113 - DanSan68
P. 113
Muõ Ñoû 68 113
Hành Chánh Quân Nhu v.v… Đại đội I Bộ binh gồm các Trung đội 1, 2, 3
và 4; Đại đội II Bộ binh gồm các Trung đội 5, 6, 7 và 8. Trung đội 8 của
chúng tôi có 36 sinh viên, mà ngày nay tôi còn nhớ tên trên hơn ba mươi
bạn. Trung đội 8, Đại đội II Bộ binh của Thiếu uý Nguyễn Hưng Chiêu có
thể là Trung đội SVSQ tạo được hai kỳ tích là đã cho ra trường một Thủ
khoa và một sĩ quan sau đó trở thành Tướng lãnh duy nhất cho toàn khoá,
danh tiếng lẫy lừng. Vị tướng lãnh này là Lê văn Hưng, người Quận Hóc
Môn, Tỉnh Gia Định. Ông là một trong 5 vị Tướng tuẫn tiết ngày 30, tháng
4 đen, năm 1975.
SVSQ Lê văn Hưng lúc đó thỉnh thoảng đôi mắt thoáng nháy nhẹ một
lần như khi đã làm tướng. Thường ngày, lúc nghỉ ngơi trong phòng, Hưng
thường mặc chiếc sa-rong của người Miên, màu đỏ sọc xanh đen, ở trần
không mặc áo, cổ đeo một giây chuyền vàng mang một nanh heo rừng
nhỏ. Hưng rất ít nói, nhưng dễ mến vì lúc nào gặp ai cũng cười; nụ cười dễ
gây thiện cảm và theo tôi nghĩ, dễ làm xiêu lòng các người đẹp. Nước da
ngâm, nhưng cao lớn và đẹp trai theo lối một người hùng hơn là một thư
sinh. Lúc đó anh đã lập gia đình. Khi gần hết giai đoạn I, nhất là sau khi đã
được mang Alpha –biểu trưng của SVSQ– cứ mỗi hai tuần sinh viên được
đi phép 24 giờ về thăm gia đình. Như vậy mỗi trung đội 36 sinh viên, thì
một nửa đi phép, một nửa khác lưu trại. Tôi thuộc toán được đi phép hay
lưu trại chung với anh Hưng.
Trong đời, đôi khi ta gặp những hoàn cảnh chạnh lòng. Khi bước chân
vào Quân trường Thủ Đức tôi đã mang nỗi buồn riêng, tủi cho thân phận
mình. Không biết nói cùng ai. Lúc đó tôi là một cậu học trò, độc thân, gia
đình nghèo. Tôi nhập trường vào tháng 5, đến tháng 7, 1954, sau Hiệp định
Genève, đất nước chia đôi. Thị trấn Càmau nhỏ bé thân thương của tôi
biến thành nơi tập trung của các lực lượng vũ trang bộ đội và du kích Việt
Minh trong nhiều tháng, trước khi họ tập kết ra miền Bắc. Cha và anh tôi là
tiểu công chức phải rời Càmau lên tỉnh lỵ Bạc liêu làm việc; gia đình ăn ở
tạm bợ, nghèo khó. Với số lương tháng ít oi của một SVSQ tôi phải gởi bớt
về giúp thêm cho cha mẹ, đứa em gái còn đi học, và người chị quả phụ và
hai đứa cháu cô nhi. Ngày thường, nhất là khi tập ở ngoài bãi, tôi lấy thêm
phần ăn sáng mà các bạn cùng bàn không đến ăn, thường là bánh mì với
mấy thỏi chocolate hoặc fromage đầu bò –ở Nhà Ăn Sinh viên– mang theo
để ăn trong buổi giải lao, trong khi các bạn sinh viên khác bao quanh các
gánh bán thức ăn hàng rong ở các bãi tập đó. Buổi chiều, khi ăn cơm xong,
tôi thường mang về một ga-men (gamelle) cơm trắng để đến tối trong khi
các bạn đi ăn uống ở các Câu lạc bộ Sinh viên hay ở những gánh hàng rong
đủ loại thức ăn mà vợ con binh sĩ ở trại gia binh mang đến tận hành lang
ngoài phòng ngủ của sinh viên, tôi lặng lẽ đem phần cơm đó và một chai xi
dầu, ra ngồi ở bậc xi-măng đầu chiếc cống xây trên lạch nước gần dãy trại
Giả từ Denver
Hành Chánh Quân Nhu v.v… Đại đội I Bộ binh gồm các Trung đội 1, 2, 3
và 4; Đại đội II Bộ binh gồm các Trung đội 5, 6, 7 và 8. Trung đội 8 của
chúng tôi có 36 sinh viên, mà ngày nay tôi còn nhớ tên trên hơn ba mươi
bạn. Trung đội 8, Đại đội II Bộ binh của Thiếu uý Nguyễn Hưng Chiêu có
thể là Trung đội SVSQ tạo được hai kỳ tích là đã cho ra trường một Thủ
khoa và một sĩ quan sau đó trở thành Tướng lãnh duy nhất cho toàn khoá,
danh tiếng lẫy lừng. Vị tướng lãnh này là Lê văn Hưng, người Quận Hóc
Môn, Tỉnh Gia Định. Ông là một trong 5 vị Tướng tuẫn tiết ngày 30, tháng
4 đen, năm 1975.
SVSQ Lê văn Hưng lúc đó thỉnh thoảng đôi mắt thoáng nháy nhẹ một
lần như khi đã làm tướng. Thường ngày, lúc nghỉ ngơi trong phòng, Hưng
thường mặc chiếc sa-rong của người Miên, màu đỏ sọc xanh đen, ở trần
không mặc áo, cổ đeo một giây chuyền vàng mang một nanh heo rừng
nhỏ. Hưng rất ít nói, nhưng dễ mến vì lúc nào gặp ai cũng cười; nụ cười dễ
gây thiện cảm và theo tôi nghĩ, dễ làm xiêu lòng các người đẹp. Nước da
ngâm, nhưng cao lớn và đẹp trai theo lối một người hùng hơn là một thư
sinh. Lúc đó anh đã lập gia đình. Khi gần hết giai đoạn I, nhất là sau khi đã
được mang Alpha –biểu trưng của SVSQ– cứ mỗi hai tuần sinh viên được
đi phép 24 giờ về thăm gia đình. Như vậy mỗi trung đội 36 sinh viên, thì
một nửa đi phép, một nửa khác lưu trại. Tôi thuộc toán được đi phép hay
lưu trại chung với anh Hưng.
Trong đời, đôi khi ta gặp những hoàn cảnh chạnh lòng. Khi bước chân
vào Quân trường Thủ Đức tôi đã mang nỗi buồn riêng, tủi cho thân phận
mình. Không biết nói cùng ai. Lúc đó tôi là một cậu học trò, độc thân, gia
đình nghèo. Tôi nhập trường vào tháng 5, đến tháng 7, 1954, sau Hiệp định
Genève, đất nước chia đôi. Thị trấn Càmau nhỏ bé thân thương của tôi
biến thành nơi tập trung của các lực lượng vũ trang bộ đội và du kích Việt
Minh trong nhiều tháng, trước khi họ tập kết ra miền Bắc. Cha và anh tôi là
tiểu công chức phải rời Càmau lên tỉnh lỵ Bạc liêu làm việc; gia đình ăn ở
tạm bợ, nghèo khó. Với số lương tháng ít oi của một SVSQ tôi phải gởi bớt
về giúp thêm cho cha mẹ, đứa em gái còn đi học, và người chị quả phụ và
hai đứa cháu cô nhi. Ngày thường, nhất là khi tập ở ngoài bãi, tôi lấy thêm
phần ăn sáng mà các bạn cùng bàn không đến ăn, thường là bánh mì với
mấy thỏi chocolate hoặc fromage đầu bò –ở Nhà Ăn Sinh viên– mang theo
để ăn trong buổi giải lao, trong khi các bạn sinh viên khác bao quanh các
gánh bán thức ăn hàng rong ở các bãi tập đó. Buổi chiều, khi ăn cơm xong,
tôi thường mang về một ga-men (gamelle) cơm trắng để đến tối trong khi
các bạn đi ăn uống ở các Câu lạc bộ Sinh viên hay ở những gánh hàng rong
đủ loại thức ăn mà vợ con binh sĩ ở trại gia binh mang đến tận hành lang
ngoài phòng ngủ của sinh viên, tôi lặng lẽ đem phần cơm đó và một chai xi
dầu, ra ngồi ở bậc xi-măng đầu chiếc cống xây trên lạch nước gần dãy trại
Giả từ Denver