Page 119 - DanSan68
P. 119
Muõ Ñoû 68 119
trưởng, ông thường chọn những đại uý hay thiếu tá trẻ dày dạn trận mạc,
can trường, đánh trận hay và nhất là biết suy nghĩ, lo lắng và thương yêu
binh sĩ. Ông thường nói với tôi rằng các cấp chỉ huy nầy biết thương yêu,
lo lắng cho binh sĩ thì mình sẽ đỡ lo hơn và an tâm hơn. Vì vậy ông tỏ ra
thân mật với cấp chỉ huy ở cấp tiểu, trung, đại đội, và các tiểu đoàn. Đôi
khi ông nhớ rõ tên một hạ sĩ quan tiểu đội trưởng hay trung đội trưởng của
một đại đội hay tiểu đoàn nào đó mà tôi nghĩ là ít vị tư lệnh sư đoàn nào để
ý đến. Tuy nhiên ở cấp Trung đoàn trưởng, Tư lệnh Sư đoàn không quyết
định được, thường là do Tư lệnh Quân đoàn hoặc cấp cao hơn bổ nhậm.
SĐ5BB có 3 Trung đoàn Bộ binh 7, 8, và 9, Thiết đoàn 1 Kỵ binh, 4 tiểu
đoàn Pháo binh gồm Tiểu đoàn 50 đại bác 155 ly, các Tiểu đoàn 51, 52,
và 53 đại bác 105 ly. Ngoài ra còn các Tiểu đoàn chuyên biệt khác như
Công binh, Truyền tin, Tiếp vận và Quân y. Tổng cộng quân số trên 11,000
người. Trung đoàn 7 Bộ binh do Trung tá Lý Đức Quân chỉ huy (sau đó
thăng Đại tá và tử trận thăng cố Chuẩn tướng). Ông Quân gốc dân tộc
Nùng cũng như đại đa số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đều thuộc sắc tộc
này từ khi được thành lập với danh hiệu là Sư đoàn 4 Dã chiến. Sau chuyển
thành SĐ5BB. Dần dà khi QLVNCH phát triển thì số binh sĩ sắc tộc Nùng
gần như hoàn toàn tập trung vào Trung đoàn 7. Trung tá Quân là một sĩ
quan mẫu mực, đạo đức, khả năng và kinh nghiệm tác chiến cao nên Đại
tá Hưng rất hài lòng. Trung đoàn 8 Bộ binh được Tướng Minh giao cho
Trung tá Mạch văn Trường chỉ huy (Ông Trường xuất thân Khóa 12 Võ bị
Dalat. Khi tốt nghiệp, toàn khóa được đưa sang một Trường Bộ binh Hoa
Kỳ để học chỉ huy cấp đại đội bộ binh. Nhưng chính bản thân ông chưa hề
chỉ huy một đại đội bộ binh trong QLVNCH, mà là một sĩ quan Quân Báo.
Làm Trung đoàn trưởng nghĩa là sẽ thăng cấp Đại tá). Biết Trung tá MVT
chưa từng cầm quân nên Tướng Hưng đưa Thiếu tá Huỳnh văn Tâm là một
sĩ quan rất trẻ nhưng đã từng là Tiểu đoàn trưởng cừ khôi, làm Trung đoàn
phó. Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 9 là Đại tá Nguyễn Công Vĩnh, lớn
tuổi, ốm yếu, mà lần đầu gặp lại sau nhiều năm, tôi tự nghĩ là ông nên xin
về làm việc ở một nha sở nào ở Trung ương hơn là đi đánh giặc. Tuy nhiên
dưới quyền ông có hai sĩ quan lỗi lạc là Thiếu tá Trần Đăng Khoa Trung
đoàn phó và Thiếu tá Võ Trung Thứ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/9, xuất
thân Thủ khoa Khóa 15 Võ bị Dalat. Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 1 Kỵ
binh là Trung tá Nguyễn Đức Dương.
Đầu tháng 3, 1972 nhân ngày kỷ niệm thành lập Sư đoàn, Đại tá Lê
văn Hưng thăng Chuẩn tướng nhiệm chức và Trung tá Mạch văn Trường,
với chức vụ Trung đoàn trưởng, cũng thăng Đại tá nhiệm chức. Người bị
Tướng Nguyễn văn Minh bỏ quên, không đề nghị thăng cấp, là Trung tá Lê
Thọ Trung, Tham mưu trưởng Sư đoàn, rất thâm niên trong cấp bậc.
Giả từ Denver
trưởng, ông thường chọn những đại uý hay thiếu tá trẻ dày dạn trận mạc,
can trường, đánh trận hay và nhất là biết suy nghĩ, lo lắng và thương yêu
binh sĩ. Ông thường nói với tôi rằng các cấp chỉ huy nầy biết thương yêu,
lo lắng cho binh sĩ thì mình sẽ đỡ lo hơn và an tâm hơn. Vì vậy ông tỏ ra
thân mật với cấp chỉ huy ở cấp tiểu, trung, đại đội, và các tiểu đoàn. Đôi
khi ông nhớ rõ tên một hạ sĩ quan tiểu đội trưởng hay trung đội trưởng của
một đại đội hay tiểu đoàn nào đó mà tôi nghĩ là ít vị tư lệnh sư đoàn nào để
ý đến. Tuy nhiên ở cấp Trung đoàn trưởng, Tư lệnh Sư đoàn không quyết
định được, thường là do Tư lệnh Quân đoàn hoặc cấp cao hơn bổ nhậm.
SĐ5BB có 3 Trung đoàn Bộ binh 7, 8, và 9, Thiết đoàn 1 Kỵ binh, 4 tiểu
đoàn Pháo binh gồm Tiểu đoàn 50 đại bác 155 ly, các Tiểu đoàn 51, 52,
và 53 đại bác 105 ly. Ngoài ra còn các Tiểu đoàn chuyên biệt khác như
Công binh, Truyền tin, Tiếp vận và Quân y. Tổng cộng quân số trên 11,000
người. Trung đoàn 7 Bộ binh do Trung tá Lý Đức Quân chỉ huy (sau đó
thăng Đại tá và tử trận thăng cố Chuẩn tướng). Ông Quân gốc dân tộc
Nùng cũng như đại đa số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đều thuộc sắc tộc
này từ khi được thành lập với danh hiệu là Sư đoàn 4 Dã chiến. Sau chuyển
thành SĐ5BB. Dần dà khi QLVNCH phát triển thì số binh sĩ sắc tộc Nùng
gần như hoàn toàn tập trung vào Trung đoàn 7. Trung tá Quân là một sĩ
quan mẫu mực, đạo đức, khả năng và kinh nghiệm tác chiến cao nên Đại
tá Hưng rất hài lòng. Trung đoàn 8 Bộ binh được Tướng Minh giao cho
Trung tá Mạch văn Trường chỉ huy (Ông Trường xuất thân Khóa 12 Võ bị
Dalat. Khi tốt nghiệp, toàn khóa được đưa sang một Trường Bộ binh Hoa
Kỳ để học chỉ huy cấp đại đội bộ binh. Nhưng chính bản thân ông chưa hề
chỉ huy một đại đội bộ binh trong QLVNCH, mà là một sĩ quan Quân Báo.
Làm Trung đoàn trưởng nghĩa là sẽ thăng cấp Đại tá). Biết Trung tá MVT
chưa từng cầm quân nên Tướng Hưng đưa Thiếu tá Huỳnh văn Tâm là một
sĩ quan rất trẻ nhưng đã từng là Tiểu đoàn trưởng cừ khôi, làm Trung đoàn
phó. Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 9 là Đại tá Nguyễn Công Vĩnh, lớn
tuổi, ốm yếu, mà lần đầu gặp lại sau nhiều năm, tôi tự nghĩ là ông nên xin
về làm việc ở một nha sở nào ở Trung ương hơn là đi đánh giặc. Tuy nhiên
dưới quyền ông có hai sĩ quan lỗi lạc là Thiếu tá Trần Đăng Khoa Trung
đoàn phó và Thiếu tá Võ Trung Thứ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/9, xuất
thân Thủ khoa Khóa 15 Võ bị Dalat. Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 1 Kỵ
binh là Trung tá Nguyễn Đức Dương.
Đầu tháng 3, 1972 nhân ngày kỷ niệm thành lập Sư đoàn, Đại tá Lê
văn Hưng thăng Chuẩn tướng nhiệm chức và Trung tá Mạch văn Trường,
với chức vụ Trung đoàn trưởng, cũng thăng Đại tá nhiệm chức. Người bị
Tướng Nguyễn văn Minh bỏ quên, không đề nghị thăng cấp, là Trung tá Lê
Thọ Trung, Tham mưu trưởng Sư đoàn, rất thâm niên trong cấp bậc.
Giả từ Denver