Page 121 - DanSan68
P. 121
Muõ Ñoû 68 121
mưu trưởng Hành quân mà không phải là tư lệnh phó hay phụ tá hành quân
cho Tướng Hưng. Ông Điềm là một đại tá kỳ cựu, người có công rất lớn
trong cuộc chiến An Lộc diễn ra một tháng sau đó. Ông ta bị bỏ quên như
một gốc cổ thụ già cằn cỗi trong một xó rừng nào đó của Bình Long. Mãi
đến gần cuối năm 1972 Sư đoàn mới có vị tư lệnh phó là Đại tá Nguyễn
Bá Long, tự Thìn, nguyên Tỉnh trưởng Kontum, và là người có công rất
lớn trong việc giữ vững thành phố tỉnh lỵ này; ở đó hình như cũng có…
bất công diễn ra liên quan đến vị đại tá này.
Tôi sẽ nói riêng về những sự bất công của cuộc chiến An Lộc đúng như
sự thực, khác hơn nhiều người viết thêm bớt, dù tôi biết là những gì tôi đề
cập đến sẽ làm nhiều người không hài lòng và sẽ đem đến cho tôi những
̣điều không tốt lành nào đó. Tôi chấp nhận, khi tôi nói sự thực, và chỉ là sự
thực, trước đây có rất nhiều người biết mà không thể nói. Tôi cũng muốn
quên đi từ hơn mấy chục năm qua. Nhưng không thể quên được. Nhiều lần
tôi tự hỏi phải chăng hào quang của những vị anh hùng trong QLVNCH
đã bị số ít người lãnh đạo bất xứng với những vầng mây u ám, nhưng quá
to lớn của họ, che lấp mất rồi chăng? Tôi đã đắn đo nhiều lắm. Tôi đã câm
nín quá lâu khi không nói nỗi oan mà Tướng Hưng hay Đại tá Bùi Đức
Điềm, hoặc ai đó nữa, bị trù dập bởi thượng cấp. Đến nay một vài vị còn
bị những người ngoại cuộc, không hiểu tường tận, bôi biếm. Nay nghĩ lại,
nếu tôi biết mà không nói thì ai sẽ nói… Tôi là chứng nhân, là người trong
cuộc, dù sự hiểu biết của tôi chỉ cho phép tôi nói lên những gì ít nhất và
lễ độ nhất. Hôm nay, tôi viết vì những người còn sống nhất là hai cháu
Hải và Hà, con của Tướng Hưng, lúc đó mới chỉ là hai đứa trẻ thơ đã mồ
côi cha. Nay đã lớn, các cháu cần biết rõ hơn về cuộc đời nhiều sóng gió
và khổ tâm của người cha anh hùng của các cháu. Tôi cũng viết gửi về
chị Hưng, PKH, hiện cư ngụ ở đâu đó trên đất nước Hoa Kỳ, là tôi hãnh
diện có những thời kỳ sống và chịu nhiều gian khổ, hiểm nguy, với một
vị Thần mà lúc đó chúng tôi không hề biết. Thần và người chỉ khác nhau
ở mực thước làm người. Những con người tham quyền, cố vị, vinh quang
thì muốn hưởng, khi hiểm nguy thì tránh né, vận nước đảo điên thì trốn
chạy, buông quân, bỏ cờ, dù là tướng, thì cũng chỉ là những con người tầm
thường như mọi người tầm thường khác. Tướng mà coi mạng sống của bản
thân và của gia đình mình quá nặng thì làm sao có thể thành anh hùng hay
thành Thần được. Còn làm Tướng mang sinh mệnh đền ơn tổ quốc, chết
theo thành, thì thiên cổ đã ghi “Sinh vi Tướng, tử vi Thần.” Lịch sử Việt
Nam còn đó, gương kim cổ mãi mãi sẽ còn được rọi soi. Năm vị tướng
lãnh của miền Nam Việt Nam tuẫn tiết trong ngày cuối “Tháng Tư Đen”
sẽ lưu danh thiên cổ.
Giả từ Denver
mưu trưởng Hành quân mà không phải là tư lệnh phó hay phụ tá hành quân
cho Tướng Hưng. Ông Điềm là một đại tá kỳ cựu, người có công rất lớn
trong cuộc chiến An Lộc diễn ra một tháng sau đó. Ông ta bị bỏ quên như
một gốc cổ thụ già cằn cỗi trong một xó rừng nào đó của Bình Long. Mãi
đến gần cuối năm 1972 Sư đoàn mới có vị tư lệnh phó là Đại tá Nguyễn
Bá Long, tự Thìn, nguyên Tỉnh trưởng Kontum, và là người có công rất
lớn trong việc giữ vững thành phố tỉnh lỵ này; ở đó hình như cũng có…
bất công diễn ra liên quan đến vị đại tá này.
Tôi sẽ nói riêng về những sự bất công của cuộc chiến An Lộc đúng như
sự thực, khác hơn nhiều người viết thêm bớt, dù tôi biết là những gì tôi đề
cập đến sẽ làm nhiều người không hài lòng và sẽ đem đến cho tôi những
̣điều không tốt lành nào đó. Tôi chấp nhận, khi tôi nói sự thực, và chỉ là sự
thực, trước đây có rất nhiều người biết mà không thể nói. Tôi cũng muốn
quên đi từ hơn mấy chục năm qua. Nhưng không thể quên được. Nhiều lần
tôi tự hỏi phải chăng hào quang của những vị anh hùng trong QLVNCH
đã bị số ít người lãnh đạo bất xứng với những vầng mây u ám, nhưng quá
to lớn của họ, che lấp mất rồi chăng? Tôi đã đắn đo nhiều lắm. Tôi đã câm
nín quá lâu khi không nói nỗi oan mà Tướng Hưng hay Đại tá Bùi Đức
Điềm, hoặc ai đó nữa, bị trù dập bởi thượng cấp. Đến nay một vài vị còn
bị những người ngoại cuộc, không hiểu tường tận, bôi biếm. Nay nghĩ lại,
nếu tôi biết mà không nói thì ai sẽ nói… Tôi là chứng nhân, là người trong
cuộc, dù sự hiểu biết của tôi chỉ cho phép tôi nói lên những gì ít nhất và
lễ độ nhất. Hôm nay, tôi viết vì những người còn sống nhất là hai cháu
Hải và Hà, con của Tướng Hưng, lúc đó mới chỉ là hai đứa trẻ thơ đã mồ
côi cha. Nay đã lớn, các cháu cần biết rõ hơn về cuộc đời nhiều sóng gió
và khổ tâm của người cha anh hùng của các cháu. Tôi cũng viết gửi về
chị Hưng, PKH, hiện cư ngụ ở đâu đó trên đất nước Hoa Kỳ, là tôi hãnh
diện có những thời kỳ sống và chịu nhiều gian khổ, hiểm nguy, với một
vị Thần mà lúc đó chúng tôi không hề biết. Thần và người chỉ khác nhau
ở mực thước làm người. Những con người tham quyền, cố vị, vinh quang
thì muốn hưởng, khi hiểm nguy thì tránh né, vận nước đảo điên thì trốn
chạy, buông quân, bỏ cờ, dù là tướng, thì cũng chỉ là những con người tầm
thường như mọi người tầm thường khác. Tướng mà coi mạng sống của bản
thân và của gia đình mình quá nặng thì làm sao có thể thành anh hùng hay
thành Thần được. Còn làm Tướng mang sinh mệnh đền ơn tổ quốc, chết
theo thành, thì thiên cổ đã ghi “Sinh vi Tướng, tử vi Thần.” Lịch sử Việt
Nam còn đó, gương kim cổ mãi mãi sẽ còn được rọi soi. Năm vị tướng
lãnh của miền Nam Việt Nam tuẫn tiết trong ngày cuối “Tháng Tư Đen”
sẽ lưu danh thiên cổ.
Giả từ Denver