Page 155 - MuDo67
P. 155


mà anh em trong đội không dám ăn. Ngoài hành xác đi lao động. Trại đôi
khi cũng bắt tập trung ngồi dưới dất, ê cả dít, trong sân trại để nghe những
buổi được gọi là học tập đường lối chính sách của cách mạng. Ngồi mà
nghe mấy ông cán bộ cộng sản này nói tiếng Việt giọng nói âm thanh nhà
quê: nó còn hay hơn cả mấy anh hài chọc cười trên sân khấu.
Mùa Đông thời tiết miền Bắc thường khá lạnh. Năm thứ hai nhiệt
độ đột nhiên xuống khá thấp, tạo cái lạnh buốt giá đến tê cóng cả da thịt,
lạnh đến nỗi trại đồng ý cho chúng tôi được đốt lửa củi trong đêm giữa
nhà (láng). Bên ngoài trời, gói thổi mạnh rít từng cơn, tạo nên những âm
thanh nghe chói tai cao vút; cao hơn cả những tiếng rú đêm khuya của bày
chó sói hoang dã miền Bắc cực. Tôi và Nam đầu bạc, theo phân công, ngồi
bên nhau canh chừng lửa củi cháy. Ngọn lửa cháy bập bùng to nhỏ, thình
thoảng vài cơn gió buốt lạnh thồi lùa vào từ vách lá, tạo ngọn lửa cháy
bùng lên lung linh thật đẹp. Nhớ nhà, nhớ bạn bè và nhớ phố phường, thị
trấn, mỗi khi được nghỉ phép về thăm. Nam đầu bạc ngồi im lặng câm nín,
tôi gạ chuyện:
- Nam à, mày có nhớ nhà không? im lặng, bất động, không trả lời, tôi bèn
vỗ vai hỏi :
- Nam, mày có nhớ nhà không? không quay lại, Nam chăm chú nhìn ngọn
lửa đỏ đang cháy, đáp :
- Em nhớ U em rất nhiều.
- Ơ ! mà U mày bây giờ ở với ai? Rồi câu chuyện bắt đầu.
Trời hôm đó, mùa Đông cuối năm thế chiến thứ hai, mây âm u, gió thổi
mạnh làm tung bay cả những cọng rơm khô còn để lại trên đồng ruộng
sau mùa gặt. Một thằng bé hai ba tuổi, bận chiếc áo ngắn tay đã rách nát
và chiếc quần đùi; nằm co cắp như con tôm luộc chín, hai bàn tay dấu kín
giữa hai chân . Tiếng khóc nấc đã yếu dần từng cơn, nó nằm trên bờ con
đường đất, phía ngoài ngôi chợ làng Hải Lạng, một xóm làng bên cạnh
con sông lớn của tỉnh Nam Định. Người đàn bà tuổi còn khá trẻ. Sau khi
bán hàng xong từ chợ chiều, đi ngang qua , thấy tội nghiệp, đem thằng bé
về nuôi và đặt cho nó cái tên Nam, danh từ đầu của tỉnh lỵ. Cách đặt tên
theo thói quen thông thường của các bậc cha mẹ. Thằng bé lớn lên được bà
cho đi học tại trường, do các bà nữ tu công giáo trông coi và được cho rửa
tội, theo đạo. Hai mẹ con sống an phận trong căn nhà mái lợp tranh, vách
đất nhỏ nơi khu cuối làng của nhà thờ xóm đạo. Hiệp định 54, bà dẫn con
theo đoàn người di cư vào miền Nam sinh sống lập nghiệp vùng Cái sắn
Cà mâu, ít năm sau bà lên vùng Tam Hiệp Biên Hòa để buôn bán làm ăn.
Cảnh chợ búa đông người, tin tức xao dộng của thời cuộc và hằng
ngày Nam nhìn hình ảnh của những người lính chiến bận quân phục mầu
hoa rừng, đội trên dầu chiếc nón đỏ đi hiên ngang ngoài đường phố mỗi
khi đi hành quân về, đã tạo nên mẫu người hùng thần tượng trong lòng
   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160