Page 182 - MuDo65
P. 182
182
hàng, trên đài Sài Gòn Trịnh Công Sơn đã hát ca khúc “Nối vòng tay lớn”
do chính nhạc sĩ sáng tác:
Mặt đất bao la anh em ta về
gặp nhau mừng như bão cát
quay cuồng trời rộng bàn tay ta nắm
nối tròn một vòng Việt Nam…
Lúc đó ông đang ở đâu? Ông có nghe được những lời ca trên qua làn sóng
điện và cảm nhận của ông vào thời điểm đó?
- Năm 1975 tôi thuộc quân số bệnh binh, không còn chỉ huy đơn vị nữa
nên tôi rảnh tay ra đi cùng gia đình. Lúc 1 giờ 30 sáng ngày 30.04.75
chúng tôi ở trên tầu 502 của Hải quân Việt Nam trong sông Sài Gòn trước
Hotel Majestic. Lúc Tổng thống Dương Văn Minh nói “đầu hàng”, chúng
tôi vừa ra tới ngoài khơi Vũng Tầu. Sau đó tầu hư máy và được một chiến
hạm bạn kéo trên đường từ Vũng Tầu đến hải phận quốc tế. Lòng mọi
người đang tan nát, đau đớn thì được nghe rất rõ ràng chính Trịnh Công
Sơn, với giọng điệu “hân hoan” vui men chiến thắng ca “Nối vòng tay
lớn”. Lúc đó tôi mới thấy bộ mặt thật của họ Trịnh. Chúng tôi kết luận rằng
anh ta không phải là phản chiến, càng không phải là ăn cơm quốc gia thờ
ma cộng sản. Thật sự anh ta là quân thù cuả chúng tôi.
Tôi nghe nói bây giờ tại thành phố Huế có một con đường mang tên Trịnh
Công Sơn. Như vậy sự cảm nhận của tôi lúc đó rất chính xác. Đúng ra
Trịnh Công Sơn đã chết, hãy để cho anh ta yên. Nhưng cuộc chiến còn
đang tiếp diễn nên cũng cần phải nói cho thế hệ sau có kinh nghiệm để
nhận ra những cán bộ cộng sản đang len lỏi trong hàng ngũ chúng ta. Họ
hành động rất ngoạn mục làm cho chúng ta đánh giá sai lạc, tưởng họ là
bạn thân thiết, để khi cần, họ còn được những người này làm hậu thuẫn.
Như Trịnh Công Sơn đã được bao che.

7 - . Nhạc Trịnh Công Sơn có những lời như sau:
Người nô lệ da vàng ngủ quên
ngủ quên trong căn nhà nhỏ
đèn thắp thì mờ
ngủ quên, quên đã bao năm
ngủ quên không thấy quê hương
bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta
bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do…
[Đi tìm quê hương trong băng Hát cho quê hương Việt Nam, cuốn số 1

Bao nhiêu năm còn nô lệ
anh em ta nhận vũ khí
quê ta bãi hoang chiến trường
   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187