Page 155 - MuDo65
P. 155
155
giúp đỡ. Dù sao nó cũng là con của ngươì bạn đã có ơn cứu mạng với tôi,
tôi quyết tâm cứu lại con bạn.
Có câu của Phật dạy “xây 7 cái gì gì đó, cũng không bằng cứu cho một
người” Biết đâu cha nó đã dẫn nó lại cho tôi? Tôi dặn thằng bé, tắm rửa
sạch sẽ, thay quần áo đàng hoàng, chờ tôi sẽ tới đón nó trong vòng 2
tiếng đồng hồ nữa.Tôi lái xe về sở, nói chuyện hoàn cảnh của thằng nhóc
với xếp và mấy người bạn làm cùng nhóm, xin xếp cho nghỉ vài ngày để
giúp đỡ nó. Mỗi người khuyên một câu, đại khái nói tôi phải cẩn thận với
mấy đứa trẻ bụi đời. Chúng nó có cả ngàn chuyện rắc rối, hút sách, đánh
lộn, cướp giựt, có khi nó còn thưa ngược lại là mình lới dụng làm chuyện
bậy bạ v…v…Tôi đã quyết tâm cứu nó nên bỏ ngoài tai tất cả những lời
khuyên chân thành đó. Tôi chở thằng nhóc vào sở và giới thiệu với mọi
người, đồng thời gọi điên thoại cho mẹ nó, cho biết nó đang đứng cạnh tôi
và muốn nói chuyện với bà.
Tôi tránh ra một nơi để hai mẹ con nói chuyện được tự nhiên. Một lúc
sau trở lại, nhóc nói mẹ nó muốn đươc tiếp chuyện tôi. Bả ngỏ ý trao toàn
quyền cho tôi và cầu xin tôi giúp cháu, bởi vì đời sống trong nhà bà như ở
địa ngục, cha ghẻ con ghẻ không ngày nào là không gây gỗ nhau. Tôi chấp
nhận lời khẩn cầu của bà, yêu cầu bà viết cho tôi tờ giấy, giao thằng Mike
cho tôi, hứa không kiện tung gì cả và phải có thị thực chữ ký đàng hoàng.
Tôi cho bà địa chỉ nhà tôi, số điện thoại sở và phone nhà, cần gì cứ gọi cho
tôi biết. Tôi nghĩ, có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rôi sau này, nhưng chấp nhận
vậy. Xưa kia tôi đã từng chấp nhận biết bao rủi ro nguy hiểm khi ra trận,
bây giờ có chút đỉnh nhằm nhò gì?
Tôi phân vân không biết có nên nói thiệt với bà xã không? Chắc phải nói
rồi, nhưng dẫn nó về nhà chắc là bả không thể nào chấp nhận được.Đành
phải gởi thằng nhỏ lại bà chị. Chị có một quán ăn VN. Khi còn ở quê nhà,
chị cũng mở nhà hàng nho nhỏ, từng nuôi nhiều tay anh chị trong quán cho
nên du đãng không đứa nào giám phá phách hay đòi đóng hụi chết!. Tính
tình chị phóng khoáng cởi mở, mấy đứa du thủ du thực đều nể mặt.
Buổi chiều, tôi dẫn thằng nhóc lại nhà hàng, kêu cho nó một dĩa cơm đồ
biển thật to, thằng nhóc chỉ ăn một loáng là hết sạch, như thể đã nhịn ăn
cả tháng rồi. Dặn nó ăn xong cứ ngồi đó. Đợi vãn khách, tôi gặp chị, nói
rõ hoàn cảnh của nó xin chị mở rộng tay cứu giúp nó, chỉ có chị mới giúp
được nó thôi. Xin chị cho nó một chỗ ở tạm, còn mọi thứ khác tôi sẽ lo.
Chị hơi lưỡng lự một chút, thở dài:
-Thôi được, sau khi đóng cửa tiêm, cậu chở nó về nhà, chúng ta sẽ nói
chuyện với nó.
Tôi mừng rỡ quá xá, cám ơn chị rối rít, tôi quay đi để che giòng lệ tuôn
trào, chị lúc nào cũng quan tâm và che chở bao bọc tôi. Cha mẹ mất sớm,
chị săn sóc và nuôi nấng tôi như mẹ, lúc nhỏ tôi vẫn sống với chị cho đến
giúp đỡ. Dù sao nó cũng là con của ngươì bạn đã có ơn cứu mạng với tôi,
tôi quyết tâm cứu lại con bạn.
Có câu của Phật dạy “xây 7 cái gì gì đó, cũng không bằng cứu cho một
người” Biết đâu cha nó đã dẫn nó lại cho tôi? Tôi dặn thằng bé, tắm rửa
sạch sẽ, thay quần áo đàng hoàng, chờ tôi sẽ tới đón nó trong vòng 2
tiếng đồng hồ nữa.Tôi lái xe về sở, nói chuyện hoàn cảnh của thằng nhóc
với xếp và mấy người bạn làm cùng nhóm, xin xếp cho nghỉ vài ngày để
giúp đỡ nó. Mỗi người khuyên một câu, đại khái nói tôi phải cẩn thận với
mấy đứa trẻ bụi đời. Chúng nó có cả ngàn chuyện rắc rối, hút sách, đánh
lộn, cướp giựt, có khi nó còn thưa ngược lại là mình lới dụng làm chuyện
bậy bạ v…v…Tôi đã quyết tâm cứu nó nên bỏ ngoài tai tất cả những lời
khuyên chân thành đó. Tôi chở thằng nhóc vào sở và giới thiệu với mọi
người, đồng thời gọi điên thoại cho mẹ nó, cho biết nó đang đứng cạnh tôi
và muốn nói chuyện với bà.
Tôi tránh ra một nơi để hai mẹ con nói chuyện được tự nhiên. Một lúc
sau trở lại, nhóc nói mẹ nó muốn đươc tiếp chuyện tôi. Bả ngỏ ý trao toàn
quyền cho tôi và cầu xin tôi giúp cháu, bởi vì đời sống trong nhà bà như ở
địa ngục, cha ghẻ con ghẻ không ngày nào là không gây gỗ nhau. Tôi chấp
nhận lời khẩn cầu của bà, yêu cầu bà viết cho tôi tờ giấy, giao thằng Mike
cho tôi, hứa không kiện tung gì cả và phải có thị thực chữ ký đàng hoàng.
Tôi cho bà địa chỉ nhà tôi, số điện thoại sở và phone nhà, cần gì cứ gọi cho
tôi biết. Tôi nghĩ, có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rôi sau này, nhưng chấp nhận
vậy. Xưa kia tôi đã từng chấp nhận biết bao rủi ro nguy hiểm khi ra trận,
bây giờ có chút đỉnh nhằm nhò gì?
Tôi phân vân không biết có nên nói thiệt với bà xã không? Chắc phải nói
rồi, nhưng dẫn nó về nhà chắc là bả không thể nào chấp nhận được.Đành
phải gởi thằng nhỏ lại bà chị. Chị có một quán ăn VN. Khi còn ở quê nhà,
chị cũng mở nhà hàng nho nhỏ, từng nuôi nhiều tay anh chị trong quán cho
nên du đãng không đứa nào giám phá phách hay đòi đóng hụi chết!. Tính
tình chị phóng khoáng cởi mở, mấy đứa du thủ du thực đều nể mặt.
Buổi chiều, tôi dẫn thằng nhóc lại nhà hàng, kêu cho nó một dĩa cơm đồ
biển thật to, thằng nhóc chỉ ăn một loáng là hết sạch, như thể đã nhịn ăn
cả tháng rồi. Dặn nó ăn xong cứ ngồi đó. Đợi vãn khách, tôi gặp chị, nói
rõ hoàn cảnh của nó xin chị mở rộng tay cứu giúp nó, chỉ có chị mới giúp
được nó thôi. Xin chị cho nó một chỗ ở tạm, còn mọi thứ khác tôi sẽ lo.
Chị hơi lưỡng lự một chút, thở dài:
-Thôi được, sau khi đóng cửa tiêm, cậu chở nó về nhà, chúng ta sẽ nói
chuyện với nó.
Tôi mừng rỡ quá xá, cám ơn chị rối rít, tôi quay đi để che giòng lệ tuôn
trào, chị lúc nào cũng quan tâm và che chở bao bọc tôi. Cha mẹ mất sớm,
chị săn sóc và nuôi nấng tôi như mẹ, lúc nhỏ tôi vẫn sống với chị cho đến