Page 118 - MUDO83
P. 118
Mũ Đỏ 83 116
đốc… Hầu như đa số bệnh nhân khu Nội Thương #2 là người Việt
gốc Tàu, có vẻ vẫn giàu có hơn bệnh nhân người Việt rất nhiều. Có
lần tôi cũng nhìn thấy ca sĩ Phương Hồng Quế đến tìm thăm BS.
Phạm Kỳ Nam. Ông cụ của BS. Nam là Cụ Chánh Nhất tại tòa án
thượng thẩm Huế, bị tù cải tạo và chết ngoài Bắc, trong một trại tù
với nhạc gia của tôi.
Ngoài ra, tôi còn thấy khá nhiều bác sĩ trong BV Sùng Chính là
những người tôi từng biết, quen ngoài đời hay trong tù cải tạo. Như
BS Đinh Xuân Dũng, YK Sài Gòn, trưởng khu giải phẫu, BS Liên,
YK Sài Gòn, khu bệnh nhiễm, cùng lứa trưng tập với tôi; BS Võ Văn
Cầu, đàn anh của tôi từ YK Huế, trưởng khu Sản Phụ Khoa…
Tình trạng kinh tế xã hội tại Sài Gòn có vẻ thảm thương hơn nhiều
so với năm trước khi tôi vào tù Chí Hòa. Ở đâu cũng thấy người bán
đủ thứ nhiều hơn người mua. Chế độ thuốc men tại bệnh viện khan
hiếm, buộc lòng bác sĩ chữa trị phải ký toa thuốc cho thân nhân mua
thuốc ngoài chợ trời đem vào BV chữa trị cho người nhà của mình.
Chụp hình quang tuyến phải xin phép ban lãnh đạo. Tại Sùng Chính,
tôi được trả lương 65 đồng, tăng 10 đồng so với năm trước tại BV
Trưng Vương. Không hiểu sự tăng lương cho bác sĩ có phải là một
trong những cố gắng chính quyền thành phố thực hiện nhằm giữ
chân các thành phần khoa học kỹ thuật vẫn đang lũ lượt liều mạng
trốn bỏ khỏi nước?! Chuyện giao ban, hội chẩn, hộ khẩu, trực gác…
không khác, “vũ như cẩn”. Trong một buổi trưa đạp xe về nhà ăn
cơm trưa, một chiếc xe honda chạy xẹt gần tôi, có bàn tay đập vào
vai tôi, rồi xe chạy vút vượt qua mặt tôi, thằng nhỏ ngồi sau ngoái
lui nhìn tôi cười. Tôi chẳng biết chuyện gì xẩy ra. Chỉ một hai phút
sau đó, tôi mới chưng hửng nhận biết chiếc đồng hồ Omega nhạc gia
tôi mới tặng cho tôi sau khi tôi nhận việc làm tại Sùng Chính, đã bay
mất khỏi cổ tay bên trái mình hồi nào tôi chẳng biết?! Thật là quái
đản. Về nhà, vợ tôi chỉ an ủi với câu “của đi thay người đó”.
Đúng vậy, vài tháng trước thời hạn thẻ công nhân viên BV Sùng
Chính đáo hạn vào ngày 31/12/79, vợ chồng chúng tôi làm chuyến
vượt biên lần thứ hai, qua ngã Rạch Giá vào tháng 9, 1979. Lần này
ngoài vợ chồng chúng tôi và con gái Bồ Câu trên một năm tuổi, còn
có một em gái và một em trai của vợ. Cùng trên chuyến tàu vượt
biên, tôi nhìn ra nhiều người quen biết, như vợ chồng BS Võ Văn
Cầu, vợ chồng gia đình BS Trần Tiễn Ngạc, bạn thân cùng khóa với
Xuân Qúy Mão, 2023