Page 180 - MUDO79_80
P. 180
Mũ Đỏ 79-80 178
như đã nói ở trên là nhà thằng Thống, mạ hắn được gọi là mụ Viên
Thước, phân biệt với ông Viên bò, ba của thằng Phùng.
Qua khỏi nhà thằng Thống là ngạ của ông Đại Úy Đồng trùng tên
với tôi, có Dì Nghĩa An ốm yếu, con gái ông, học lớp với Dì Nhạn
tôi. (Phân biệt với Dì Tịnh An chị thằng Phước). Ông nầy sống với
vợ hầu là Dì Tuyến, mở quán tạp hóa trước ngỏ, bán bánh kẹo,
đường sữa, cà phê, trà…Tôi thường tới quán của Dì mua thuốc cho
Dượng Nai tôi, Dượng tôi ký một tờ giấy, gọi là “ bong” đem tới
giao cho Dì. Dì trao cho tôi một gói thuốc là hiệu MIC, và một cái
kẹo Nugar cho tôi.Sau nầy, thằng Nam biết được nên dành phần đi
mua thuốc là cho ba hắn. Tôi mất phần
(Nói thêm về kẹo Nugar)
Bên cạnh quán dì Tuyến là tiệm thợ may mà tôi và thằng Nam
thường la cà. Tiệm may có bảng hiệu đàng hoàng, tên là “Xiêm Y”.
Bác Hoàng chủ tiệm thường kể… hồi đó, Bác ở trong “Nội”…chỗ
nớ tề…Bác chỉ qua tường thành bên trái cửa Chương Đức, Bác chỉ
may xiêm y cho bà Từ Cung. Bà Hoàng Thái Hậu… ở chỗ ni tì…
Bác chỉ qua tường thành bên phải…Rứa răng Bác không ở trong
nớ nữa…tụi tôi hỏi…Thì tại sau nầy ngài hay mặc đồ đầm nên phải
giao cho tụi thợ bên Tây qua lo hết… Tôi tưởng tượng Bà Hoàng
Thái Hậu mặc đồ đầm chắc đẹp giống mấy Tiên Cô trong am lên
đồng của Bác Lượm. Cậu Thứ tôi nói…Bác Hoàng là Thái giám.
Tụi tôi hay la cà ở tiệm “Xiêm Y” để chờ xin trục chỉ. Cái trục chỉ
bằng gỗ nầy làm được nhiều món mà chỉ có tôi làm được cho mấy
đứa em con các Dì tôi. Làm cối xay nè…làm bốn bánh xe vận tải
nè…làm bàn quay chong chóng nè…Các thứ đồ chơi mà không phải
đứa nào cũng làm được.
Bên phải quán Dì Tuyến là nhà Bình An. Xóm tôi có nhiều tên An.
Bình An học lớp tôi, hay cặp kè đi về với Quế Hương. Hai đưa học
giỏi nhất lớp. Nó học giỏi, nên thấy mặt là tôi đã sợ…Nó hay hỏi
“Voa xi ma manh…in la…mấy ngón???”…là tôi đã ú ớ…”Ấy”mà
không học bài là tui méc Cậu Thứ. Nó biết, trong nhà, tôi chỉ sợ Cậu
Thứ. (Tiếp phần này).
Những phút hồi tưởng của tôi, đôi khi chảy róc rách trong ký ức, nhỏ
từng giọt xíu không đủ định hình như bình mực”Nguyễn Công Án”
cạn kiệt. Đôi khi chợt vỡ òa như một dòng thác trôi về sông lớn, hổn
loạn, nhảy xổ vào nhau. Róc rách, cũng chẳng đâu vào đâu, khi vắng
Tháng sáu hai không một chín