Page 95 - MUDO 77
P. 95

Mũ Đỏ 77                            91
                                 nổi  niềm  người  chinh  nhân.  Đôi  khi  Đồng
                                 muốn mơ về một ngày yên bình trở lại nhưng
                                 vẫn không thể hiểu nên khởi điểm giấc mơ từ
                                 nơi đâu - Ở ngay trên chiến trường vừa kịp
                                 tan khói súng? Ở trên làng mạc đổ nát còn
                                 mang tàn tích của chiến tranh? Hay ở ngay
                                 Huế của Đồng, nơi mà anh rời sau Mậu Thân
                                 68 với những ám ảnh kinh hoàng chưa tan,
                                  những  vành  khăn  tang  chưa  nguôi,  những
                                  đau thương mất mátchết lịm trong tim? Giờ
          Trung úy Phạm Đồng (1970)  đây, với 25 năm tuổi đời và gần 3 năm kinh
              Trung đội trưởng    nghiệm chiến trường, Đồng cùng 26 mống
           Tr. đội 2 - ĐĐ33- TĐ3ND
                                  của  trung  đội  2  của  anh  đang  có  mặt  tại
                                  Đồi 31 này, nào là Thượng sĩ trung đội phó
        Đàng, các hạ sĩ quan Biên, Sâm, Muôn, Yến..và các binh sĩ Thông, Chính,
        Kiều, Chí, Sỹ, Nam, Phi, Quá, Dũng, Vân, Hải, Mão, Ngạt, Xuất, Thuận,
        Vượng, Kỳ, Phú, Yên…Trong cương vị chỉ huy một đơn vị tác chiến nhỏ
        nhoi, anh thầm đoán cuộc hành quân này sẽ rất gay go và tự hỏi rồi đây,
        những ai trong đám người này sẽ để thân xác lại nơi đây và những ai sẽ
        còn cơ hội trở về lại bên kia biên giới?!


        Trong khoảng thời gian ấy, ở một nơi xa hơn, có một Th. Úy Không Quân
        Bùi Tá Khánh đóng quân tại sân bay Đà Nẳng. Là một hoa tiêu trực thăng,
        anh phục vụ phi đoàn 219 Long Mã, Không Đoàn 51 của Sư Đoàn 1
        Không Quân. Phi đoàn 219, hậu thân của Biệt Đoàn 83 trước đây khi còn
        trực thuộc vào Phòng 7 Nha Kỷ Thuật của Bộ Tổng Tham Mưu, có trách
        nhiệm thả người, đưa đón và yểm trợ những toán biệt kích Lôi Hổ, những
        đơn vị tiền thám đi sâu vào lòng địch, tận trong các mật khu biên giới hay
        ngay cả phía Bắc vĩ tuyến, để lấy tin tức, gây rối và phá hoại các căn cứ
        hậu cần của địch. Vì vậy, mọi phi cơ của phi đoàn 219, và nhất là loại trực
        thăng H34, đều sơn một màu xanh đen, không mang phù hiệu hay bất cứ
        một dấu vết nào để giữ sự an toàn và bí mật.

        Th.Úy KQ Khánh vốn gốc Hà Nội, di cư vào Nam sau 1954 cùng với gia
        đình. Anh gia nhập Không Quân sau khi hoàn tất trung học và được gởi đi
        huấn luyện phi hành trực thăng tại Hoa Kỳ. Một tuần sau khi tốt nghiệp và
        trở về lại Viện Nam, Khánh trình diện Bộ Tư Lệnh Không Quân và được
        đưa về phục vụ Phi Đoàn 219 từ cuối năm 1969. Như bao nhiêu bạn KQ
        khác thường xuyên đảm nhận những phi vụ nguy hiểm, anh sớm có khái
        niệm về chiến tranh rất rỏ ràng, và luôn cố gắng sống đúng với tinh thần
        làm trai thời loạn. Với ánh mắt cương nghị, vẻ mặt khí khái của một đấng
                           Bốn mươi ba mùa xuôi ngược
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100