Page 63 - MUDO 77
P. 63

Mũ Đỏ 77                            59
        nặng nề, nhất là đánh trong thành phố có quá nhiều chướng ngại.

        TĐ7ND. Một Ðại Ðội Trưởng Tử thương, một Ðại Ðội Trưởng bị thương,
        ÐÐ73ND Ðại Úy Nguyễn Quang Sáng bị thương nặng nơi cổ, ông không
        còn phát âm được rõ ràng nữa, tuy vậy vì lòng dũng cảm và tình yêu
        thương đồng đội, ông vẫn ở lại tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đại đội thọc
        những mũi dùi từ bờ thành này qua xóm nhà kia, mặc dù ông cần phải
        được tản thương, sau đó ông chỉ huy bằng thủ hiệu nhiều hơn là khẩu lệnh.
        TÐ9ND sau khi làm chủ tình hình Quảng Trị, bàn giao lại cho đơn vị địa
        phương, ngày mồng 4 Tết được trực thăng vận về thẳng trại Mang Cá.
        Từ đó xuất phát đánh ra hồ Tịnh Tâm, phi trường Tây Lộc, bắt tay với
        TÐ2ND. Sau đó, TÐ2ND chuyển quân đánh ra cửa Ðông Ba. Pháo Ðội C
        Nhảy Dù lúc đó vẫn còn tại cây số 17 hết đạn yễm trợ, chờ chực ngày này
        qua ngày khác, để được trực thăng vận, dưới sự uy hiếp của địch quân từ
        ngày mồng 3 Tết, tới ngày 6 Tết được trực thăng vận vào trại Mang Cá,
        không dễ dàng vì pháo của địch gây khó khăn cho trực thăng, vị trí của ta
        lại ở vùng đồng bằng, trong khi vị trí quan sát của địch ở trên cao (vùng T
        bonne), thấy rõ mọi hoạt động của ta, ngay vị trí pháo của địch cũng ở trên
        cao hơn ta, cho nên mãi tới ngày 8 Tết mới hoàn tất, trời cố tình làm khó
        dễ, nên lại bị thất lạc 2 khẩu đội đại bác, vì Pháo của địch quá mạnh cho
        nên Chinook chỉ thả dây xuống câu khẩu đội, mà không chịu đáp xuống
        cho nhân viên lên máy bay, nên hai khẩu đội không hiểu vì lý do gì lại
        mất, tới ngày 10 Tết, hai khẩu đội thất lạc mới được trả lại (đúng là chuyện
        khôi hài), vẫn trong tình trạng không có đạn dược. Pháo Ðội C Nhảy Dù
        đã phải sử dụng những viên đạn với đầu nổ cao cuối cùng (đạn phòng thủ)
        để yễm trợ quân bạn, và thường phải sử dụng góc cao, nhưng số đạn này
        chỉ có khoảng 100 trái, 25 trái/1 khẩu đội, khi vào trại mang cá không sợ
        bị tấn công nữa, nên mới sử dụng đạn phòng thủ để yểm trợ. Ban đạn dược
        Pháo Ðội đã xin tiếp tế 3000 đạn nổ mạnh từ ngày 02-02-1968 mãi tới
        ngày 08-02-1968 mới được thỏa mãn, thay vì 3000 đạn nổ mạnh lại nhận
        được 3000 đạn khói, xin nói rõ để quí đọc giả không phải là dân, (niềm
        vui của bạn mối lo của thù) hiểu rõ hơn, là đạn khói thì không thể nào yễm
        trợ quân bạn hữu hiệu được. Không bao giờ lại có chuyện lầm lẫn ỡm ờ
        như thế này! Lô đạn khói và nổ khác hẳn nhau, bên ngoài thùng đạn mầu
        để nhận, khác nhau xa không sao có thể lầm lẫn được, khác nhau như cô
        gái với bà già. Nếu tính theo kinh phí thì : Giá tiền (lúc bấy giờ) một viên
        đạn khói là 2100 dollars trong khi 1 viên đạn nổ chỉ khoảng 700 dollars.
        Số đạn tiếp tế này không do Việt Nam đảm trách, vì lúc đó hệ thống tiếp
        vận của ta hoàn toàn tê liệt; tới ngày 10-02-1968 tức ngày 12 tháng Giêng
        năm Mậu Thân, Pháo Ðội mới được tiếp tế 800 đạn nổ mạnh và nhịp tiếp
        tế chấm dứt từ đó cho đến ngày 14-02-1968 là ngày CÐ1ND bàn giao khu
                           Bốn mươi ba mùa xuôi ngược
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68