Page 208 - DacSanMuDo73
P. 208
206 Muõ ñoû 73 - Boán möôi taùm naêm - Maäu Thaân
phía cộng sản thực hiện. Với những hầm chôn người và hàng ngàn thường
dân Huế bị tàn sát, cái bóng oan khiên ấy ngày càng được nối dài. Dài hơn
một trận đánh. Dài hơn cả cuộc chiến. Chưa biết đến bao giờ mới ngừng.

Là người sống sót từ trận chiến Tết Mậu Thân, tôi viết “Giải Khăn Sô cho
Huế”. Đây không phải tiểu thuyết hư cấu. Cũng chẳng phải văn chương
thơ phú. Chỉ là chuyện thật, chuyện chạy bom chạy đạn. Chuyện mình,
chuyện người. Mắt thấy tai nghe. Có sao viết vậy. Chỉ là những mảnh vỡ
của một thành phố tan tác trong cảnh hôn mang giữa máu lửa, chết chóc.
Giáo sư Olga Dror gọi chúng là những “hình ảnh tức thì” của cuộc sống bị
hủy hoại và vỡ nát. Bà “nghe” thấy tiếng nói từ loại hình ảnh này.

Là một trí thức Do Thái được sinh ra và lớn lên tại Nga từ thời Sô Viết,
bà Olga đã rời khỏi đất nước này khi Liên Bang Sô Viết còn là một siêu
cường. Hơn 10 năm sau khi chế độ Sô Viết đã sụp đổ, Giáo sư Olga Dror
đã có dịp trở lại nước Nga. Năm 2012, trong một cuộc hội thảo về kinh
nghiệm quan hệ giữa nước Nga và Việt Nam tổ chức tại Moscow, Olga
thuyết trình về đề tài “Trận chiến Tết Mậu Thân tại Việt Nam và cuốn sách
Giải Khăn Sô cho Huế.” Nhưng nước Nga hậu Sô Viết vẫn không hề khác
25 năm trước. Thái độ của cuộc hội thảo với đề tài này là chỉ có thể đề cập
tới “tội lôi của phía Mỹ” trong trận chiến.

Mọi lý lẽ khác bị dập tắt. Olga kể là sau đó, ngay chính trên đất Nga chứ
không phải đâu khác, bà thấy mình quyết tâm hơn bao giờ hết, trong việc
phải bảo vệ thứ tiếng nói từng bị vùi dập trong chiến tranh. Olga còn cho
biết nguồn sức mạnh khích lệ bà trong quyết tâm này là những chuyện mà
ông bà nội của bà đã phải chịu đựng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến tại Saint
Peterbourg.

Năm 2012 là lúc người dịch và người viết “Giải Khăn Sô cho Huế” bắt đầu
liên lạc làm việc với nhau. Nhưng khi sự việc trên đây xẩy ra, tôi không hề
biết gì. Khi đó chúng tôi chưa quen nhau.


Tôi không biết cuốn sách “Giải Khăn Sô cho Huế” đã cùng đi với Olga tới
nước Nga ra sao. Chỉ biết Olga Dror là vị học giả uyên bác, người viết về
Bà Chúa Liễu Hạnh của Việt Nam, một công trình nghiên cứu mà chúng
tôi khâm phục. Ba năm liên lạc thư từ cùng làm việc, đã coi nhau là bạn,
nhưng chỉ khi công việc đã xong, cầm cuốn sách anh ngữ trên tay, đọc bài
của Olga, tôi mới biết chuyện này.

Điều mà Giáo sư Olga tìm thấy trong cuốn sách Giải Khăn Sô cho Huế, là

...Böôùc vaøo Thaønh noäi - Traêm hoï yeân vui...
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213