Page 167 - DacSanMuDo73
P. 167
Muõ ñoû 73 - Boán möôi taùm naêm - Maäu Thaân 165
Tá Lê Lô, danh hiệu truyền tin “Sông Lô ”, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn
7 Dù, kiêm nhiệm chức chỉ huy Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Số 7 gồm những
đơn vị pháo binh, thiết ky do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III tăng phái có
nhiệm vụ chận hướng tiến của những sư đoàn Bắc quân theo trục Xa Lộ
Biên Hòa – Sài Gòn. Danh xưng một chiến đoàn nhưng thật sự chỉ là
những thành phần không còn hệ thống chỉ huy của Quân Khu III, nay viên
tư lệnh quân đoàn giao hẳn cho lực lượng nhảy dù điều động vào những
giờ phút cuối cùng của trận chiến. Sông Lô vừa chận địch vừa lui binh về
gần Sài Gòn với lời gầm quyết liệt: “Thằng nào chết để tại chô, thằng nào
bị thương sống được thì bò theo đơn vị. Không tản thương. Không tiếp tế.
Không tăng viện. Không yểm trợ.” Mười giờ mười phút sáng Ngày 30,
khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, Sông Lô đứng trên cầu xa
lộ nhìn suốt bình nguyên, những dãy đồi thấp từ Thủ Đức đến Biên Hòa,
Long Thành qua những vị trí hằn sâu vào thị giác, lên khối não bộ.. Trường
Bộ Binh, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Dù, Nghĩa Trang Quân Đội Long Bình,
doanh trại hậu cứ tiểu đoàn ở Tam Hiệp, và đằng xa phi trường Biên Hòa
bốc khói mù.. Mười hai năm kể từ ngày ra trường, ông đã sống với vùng
đất nầy không một giờ khắc vắng mặt. Lê Lô thấy cái chết thực dần xâm
chiếm từng phần thân xác một cách cụ thể. Ngày 15 Tháng 6, 1975 cùng
những người bạn lính, Trung Tá Lô đi trình diện cơ quan quân quản theo
lệnh gọi tập trung cải tạo với thái độ bình tỉnh, thản nhiên. Không gia
đình, không tài sản.. Ông đã mất tất cả từ buổi sáng Ngày 30 Tháng 4,
nay không còn gì để phải mất thêm. Tháng 6, 1976 Lô lên miền Bắc với
tâm trạng cùng đành sau chuyến đi địa ngục từ Tân Cảng, nơi chân cầu
Sài Gòn đến Hải Phòng bằng tàu Sông Hương. Năm ngàn con người ngồi
nêm cứng trong hầm chứa than; đại tiểu tiện tại chô suốt hai ngày đêm di
chuyển. Tiếp chuyến xe lửa từ Hải Phòng lên vùng thượng du xuyên miền
Bắc xã hội chủ nghĩa trong toa dùng chở than đá và súc vật nay đóng kín
để nhồi nhét 200 con người xếp đứng, ép khít vào nhau. Chiều ngày 23
tháng 6, 1976, Lê Lô đến ga Yên Báy với hơi người chết, phân, nước tiểu
từ những thây người chung quanh lấm loét, đọng nghẹt hơi thở, dưới lớp
da, sâu chân tóc. Từ tình trạng sống trong cảnh chết chịu đựng từ ngày
trình diện đi tù tại Trường Lê Văn Duyệt, Gia Định suốt hai năm qua, nên
khi qua phà Âu Lâu trên Sông Hồng vào hẻm núi Hoàng Liên Sơn, đi giữa
hai hàng dân quân (gồm cả đàn bà, trẻ con) với những viên đá ném dày,
tiếng chưởi không ngắt nhịp, Lô chấp nhận, đồng thuận với cái chết ắt sẽ
đến như một điều tự nhiên, hợp lý nơi hẻm hốc núi rừng xa xôi u thẩm
xa lạ nguy biến nầy. Thế nên, vào buổi học tập toàn trại do cán bộ chính
trị cấp trung ương từ Hà Nội phái đến (phụ trách giảng huấn hệ thống trại
cấp tá), Lô cáo bệnh, buông màn nằm ngủ. Ông bị dẫn giải đến giữa hội
trường với lời chất vấn: “Tại sao anh trốn tránh học tập ?” Trung Tá Lê
...Böôùc vaøo Thaønh noäi - Traêm hoï yeân vui...
Tá Lê Lô, danh hiệu truyền tin “Sông Lô ”, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn
7 Dù, kiêm nhiệm chức chỉ huy Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Số 7 gồm những
đơn vị pháo binh, thiết ky do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III tăng phái có
nhiệm vụ chận hướng tiến của những sư đoàn Bắc quân theo trục Xa Lộ
Biên Hòa – Sài Gòn. Danh xưng một chiến đoàn nhưng thật sự chỉ là
những thành phần không còn hệ thống chỉ huy của Quân Khu III, nay viên
tư lệnh quân đoàn giao hẳn cho lực lượng nhảy dù điều động vào những
giờ phút cuối cùng của trận chiến. Sông Lô vừa chận địch vừa lui binh về
gần Sài Gòn với lời gầm quyết liệt: “Thằng nào chết để tại chô, thằng nào
bị thương sống được thì bò theo đơn vị. Không tản thương. Không tiếp tế.
Không tăng viện. Không yểm trợ.” Mười giờ mười phút sáng Ngày 30,
khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, Sông Lô đứng trên cầu xa
lộ nhìn suốt bình nguyên, những dãy đồi thấp từ Thủ Đức đến Biên Hòa,
Long Thành qua những vị trí hằn sâu vào thị giác, lên khối não bộ.. Trường
Bộ Binh, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Dù, Nghĩa Trang Quân Đội Long Bình,
doanh trại hậu cứ tiểu đoàn ở Tam Hiệp, và đằng xa phi trường Biên Hòa
bốc khói mù.. Mười hai năm kể từ ngày ra trường, ông đã sống với vùng
đất nầy không một giờ khắc vắng mặt. Lê Lô thấy cái chết thực dần xâm
chiếm từng phần thân xác một cách cụ thể. Ngày 15 Tháng 6, 1975 cùng
những người bạn lính, Trung Tá Lô đi trình diện cơ quan quân quản theo
lệnh gọi tập trung cải tạo với thái độ bình tỉnh, thản nhiên. Không gia
đình, không tài sản.. Ông đã mất tất cả từ buổi sáng Ngày 30 Tháng 4,
nay không còn gì để phải mất thêm. Tháng 6, 1976 Lô lên miền Bắc với
tâm trạng cùng đành sau chuyến đi địa ngục từ Tân Cảng, nơi chân cầu
Sài Gòn đến Hải Phòng bằng tàu Sông Hương. Năm ngàn con người ngồi
nêm cứng trong hầm chứa than; đại tiểu tiện tại chô suốt hai ngày đêm di
chuyển. Tiếp chuyến xe lửa từ Hải Phòng lên vùng thượng du xuyên miền
Bắc xã hội chủ nghĩa trong toa dùng chở than đá và súc vật nay đóng kín
để nhồi nhét 200 con người xếp đứng, ép khít vào nhau. Chiều ngày 23
tháng 6, 1976, Lê Lô đến ga Yên Báy với hơi người chết, phân, nước tiểu
từ những thây người chung quanh lấm loét, đọng nghẹt hơi thở, dưới lớp
da, sâu chân tóc. Từ tình trạng sống trong cảnh chết chịu đựng từ ngày
trình diện đi tù tại Trường Lê Văn Duyệt, Gia Định suốt hai năm qua, nên
khi qua phà Âu Lâu trên Sông Hồng vào hẻm núi Hoàng Liên Sơn, đi giữa
hai hàng dân quân (gồm cả đàn bà, trẻ con) với những viên đá ném dày,
tiếng chưởi không ngắt nhịp, Lô chấp nhận, đồng thuận với cái chết ắt sẽ
đến như một điều tự nhiên, hợp lý nơi hẻm hốc núi rừng xa xôi u thẩm
xa lạ nguy biến nầy. Thế nên, vào buổi học tập toàn trại do cán bộ chính
trị cấp trung ương từ Hà Nội phái đến (phụ trách giảng huấn hệ thống trại
cấp tá), Lô cáo bệnh, buông màn nằm ngủ. Ông bị dẫn giải đến giữa hội
trường với lời chất vấn: “Tại sao anh trốn tránh học tập ?” Trung Tá Lê
...Böôùc vaøo Thaønh noäi - Traêm hoï yeân vui...