Page 95 - DacSan69
P. 95
Muõ Ñoû 95

Sách Red Markers được chia làm bảy phần, tổng cộng mười sáu
chương, viết về những phi công quan sát Hoa Kỳ và các nhân viên
bảo trì kỹ thuật và truyền tin trong biệt đoàn. Trong mười hai năm sát cánh
chiến đấu với các quân nhân Nhảy Dù, Biệt Đoàn Red Marker có mặt trên
khắp bốn vùng chiến thuật, từ cận đầu giới tuyến ở sát vùng Bến Hải cho
đến tận Đồng Tháp Mười và đã đổ xương máu để bảo vệ miền Nam Việt
Nam. Sách được viết rất công phu, theo lời kể của hơn 70 cựu quân nhân
trong biệt đoàn với nhiều bản đồ và gần 150 hình ảnh, trong đó có những
tấm hình quí như hình Tướng Dư Quốc Đống đánh bóng chuyền với các
quân nhân Việt - Mỹ, hình Tổng Thống Thiệu gắn huy chương cho Trung
Tá Gene McCutchan, hình Tướng Viên chụp chung với Đại Uý Jack Cebe-
Habersky, hình Tướng Westmoreland gắn huy chương cho quân nhân Việt
- Mỹ sau trận Tết Mậu Thân.

Trong thời gian hoạt động cho Sư Đoàn Dù, Biệt Đoàn Red Marker
được tưởng thưởng nhiều huy chương cá nhân do Hoa Kỳ và Việt Nam
trao tặng.
Huy Chương Hoa Kỳ:
Air Force Cross, Silver Star, Distinguished Flying Cross, Bronze Star
with V, Bronze Star, Purple Heart, Army Air Medal with V, Air Medal,
Army Commendation Medal, National Defense Service Medal, Vietnam
Service Medal.
Huy Chương Việt Nam:
National Order of Vietnam Knight, Military Merit Medal, Cross of Gal-
lantry with Palm (Armed Forces Level Award), Cross of Gallantry with
Gold Star (Corps Level), Cross of Gallantry with Bronze Star (Brigade
Level), Air Force Cross of Gallantry with Silver Wings, Honor Staff Ser-
vice Medal, Vietnam Campaign Medal.

PHẦN MỘT:
Giới thiệu lịch sử hình thành và danh xưng của Biệt Đoàn Red Marker,
khởi thủy từ năm 1962 đến năm 1973. Từ năm 1961, Không Quân Hoa
Kỳ gởi năm phi công sang Việt Nam để huấn luyện các phi công Việt Nam
cách điều khiển không yểm cho phi cơ quan sát 0-1. Về sau, Hoa Kỳ gởi
Phi Đoàn 19 Yểm Trợ Chiến Thuật (19th Tatical Air Support Squadron),
thuộc Sư Đoàn 2 Không Quân, trực thuộc Không Lực 13 Hoa Kỳ. Khi
chiến tranh bộc phá dữ dội, Sư Đoàn 2 bành trướng và trở thành Không
Lực 7 Hoa Kỳ. Cao điểm là vào năm 1968, Không Lực 7 có đến 1,768
máy bay và 90,000 quân nhân trực tiếp phục vụ cho Đông Nam Châu Á,
từ mười hai căn cứ chính và nhiều căn cứ hành quân khác.
Một năm sau sự việc Vịnh Bắc Phần, thêm bốn phi đoàn mới được
Xuân Giáp Ngọ 2014
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100