Page 259 - DacSan69
P. 259
Muõ Ñoû 259
Phạm Ngọc Lư lại có vẻ chua xót:
“Mười nắm gạo trộn vài vốc muối
Đeo lên vai nặng nghĩa đầy ơn
Mai ta bỏ thân ngoài sạn đạo
Xin tình em một mảnh đất chôn…”
(Đất trích - Phạm Ngọc Lư)
Còn người lính đa cảm như Trần Hoài Thư thì chỉ mong có được những
giọt nước mắt tiếc thương:
“…Cô hàng cho xin ly cà phê nhỏ
Tôi uống cho đầy đôi mắt trong
Một mai tôi chết bên trời Bắc
Em làm sao được khóc bên song…”
(Cô hàng cho xin ly cà phê nhỏ - Trần Hoài Thư)
Lính là nghèo, “5 đồng 3 cọc”, lãnh lương xong thì “tiền lính-tính liền”!
Làm lính tác chiến thì ngoài cái mặc cảm chết chóc còn có thêm cái mặc
cảm nghèo nàn. Người lính nghèo Trần Dzạ Lữ nghĩ về cái chết của lính
rất thực tế:
“…Xa em nhớ tháng thương ngày
Ngó ra bè bạn một bầy cô đơn
Mùa xuân châu giọt đầu non
Lương chưa lãnh kịp biết còn sống không?...”
(Chiều tôi - Trần Dzạ Lữ)
Thật là thương cho người lính chiến! Cái chết của họ - nếu xảy ra - thì cũng
là một thực tế mà những người thân yêu của họ phải chấp nhận; vì thế,
chuyện tiền lương, tiền tử tuất là một cái gì còn thực tế hơn nữa, số tiền đó
cần được lãnh đủ, để giúp cho vợ con họ có thể sống “có cái mà ăn” trong
những ngày tháng sau đó. Hãy nghe Tô Nhược Châu nhắn lại vợ:
“…Hãy ngủ yên đừng đợi chờ nghe em
Mười hai tháng lương sau cùng là gia sản
Anh đi không về em giữ lấy nuôi con…”
(Lời cho vợ con trước giờ hành quân - Tô Nhược Châu)
Yên Bằng cũng có cùng tâm trạng:
Xuân Giáp Ngọ 2014
Phạm Ngọc Lư lại có vẻ chua xót:
“Mười nắm gạo trộn vài vốc muối
Đeo lên vai nặng nghĩa đầy ơn
Mai ta bỏ thân ngoài sạn đạo
Xin tình em một mảnh đất chôn…”
(Đất trích - Phạm Ngọc Lư)
Còn người lính đa cảm như Trần Hoài Thư thì chỉ mong có được những
giọt nước mắt tiếc thương:
“…Cô hàng cho xin ly cà phê nhỏ
Tôi uống cho đầy đôi mắt trong
Một mai tôi chết bên trời Bắc
Em làm sao được khóc bên song…”
(Cô hàng cho xin ly cà phê nhỏ - Trần Hoài Thư)
Lính là nghèo, “5 đồng 3 cọc”, lãnh lương xong thì “tiền lính-tính liền”!
Làm lính tác chiến thì ngoài cái mặc cảm chết chóc còn có thêm cái mặc
cảm nghèo nàn. Người lính nghèo Trần Dzạ Lữ nghĩ về cái chết của lính
rất thực tế:
“…Xa em nhớ tháng thương ngày
Ngó ra bè bạn một bầy cô đơn
Mùa xuân châu giọt đầu non
Lương chưa lãnh kịp biết còn sống không?...”
(Chiều tôi - Trần Dzạ Lữ)
Thật là thương cho người lính chiến! Cái chết của họ - nếu xảy ra - thì cũng
là một thực tế mà những người thân yêu của họ phải chấp nhận; vì thế,
chuyện tiền lương, tiền tử tuất là một cái gì còn thực tế hơn nữa, số tiền đó
cần được lãnh đủ, để giúp cho vợ con họ có thể sống “có cái mà ăn” trong
những ngày tháng sau đó. Hãy nghe Tô Nhược Châu nhắn lại vợ:
“…Hãy ngủ yên đừng đợi chờ nghe em
Mười hai tháng lương sau cùng là gia sản
Anh đi không về em giữ lấy nuôi con…”
(Lời cho vợ con trước giờ hành quân - Tô Nhược Châu)
Yên Bằng cũng có cùng tâm trạng:
Xuân Giáp Ngọ 2014