Page 236 - DacSan69
P. 236
236 Muõ Ñoû 69
bằng xe buýt, thì ở nhà bà lo lắng, quýnh quáng, chốc chốc kêu điện thoại
di động kiểm soát xem ông có gặp trắc trở gì không. Vợ và con gái canh
chừng ông như chăm nom đứa trẻ con. Ông cũng biết vì tình thương mà
vợ và con lo lắng và ngăn cản ông.
Những khi cần thăm bạn bè ở xa, ông Niết muốn dùng xe công cọng cho
khỏi nhờ vả ai. Nhưng cô con gái ông không muốn bố mẹ đi đường chờ
đợi cực khổ, nên nhờ chồng đưa đi. Ông Niết phải cương quyết: “Thôi, bố
mẹ ở nhà, không cần đi nữa.”
Anh con rể dịu dàng nói: “Con cũng cần đi qua vùng đó có công chuyện,
nhân tiện chở Ba Mẹ đi luôn.”
Ông biết anh con rể có lòng tốt, nói vậy cho ông khỏi áy náy, ông nhất
quyết khước từ. Bà vợ ông thì không chịu hiểu, cứ nằng nặc đòi đi. Ông
thở dài: “Thôi, nếu muốn thì bà đi một mình. Tôi mệt nằm nhà.”
Bà vợ gắt: “Vô duyên chưa! Bạn của ông mà tôi đi thăm một mình được
sao?”
Những khi anh con rể đi
vắng, ông Niết có dịp
ngồi riêng với cô con gái,
ông thường nhỏ nhẹ:
“Con cũng nên xét lại
cách cư xử với chồng cho
hợp lý hơn. Cứ sai nó việc
nầy, việc kia lu bù, bắt nó
chạy cho long tóc gáy, lại
còn chê bai, giận hờn, nạt
nộ. Chống chứ đâu phải là
đầy tớ, hay nô lệ? Một
ngày kia nó ý thức được
bất công, rồi vùng lên, thì không tốt đâu!”
“Con có làm gì quá đáng đâu? Con chưa hề nghe anh ấy kêu khổ hoặc than
thở bao giờ! Con không hiểu Ba muốn nói gì!”
Một hôm, con gái ông ngồi chơi đùa với đứa cháu ngoại bảy tuổi. Khi cô
ôm con vào lòng và hỏi:
“Sau nầy lớn lên con sẽ làm gì?”
“Con sẽ sợ vợ, như bố sợ mẹ!”
“Không. Không. Không được. Con của mẹ phải mạnh dạn, hùng dũng,
không sợ ai cả. Mà ai dạy cho con câu nói nầy?”
Thằng bé đáp rất tự nhiên:
“Ông ngoại.” ./.
Tràm cà mâu
Xuân Giáp Ngọ 2014
bằng xe buýt, thì ở nhà bà lo lắng, quýnh quáng, chốc chốc kêu điện thoại
di động kiểm soát xem ông có gặp trắc trở gì không. Vợ và con gái canh
chừng ông như chăm nom đứa trẻ con. Ông cũng biết vì tình thương mà
vợ và con lo lắng và ngăn cản ông.
Những khi cần thăm bạn bè ở xa, ông Niết muốn dùng xe công cọng cho
khỏi nhờ vả ai. Nhưng cô con gái ông không muốn bố mẹ đi đường chờ
đợi cực khổ, nên nhờ chồng đưa đi. Ông Niết phải cương quyết: “Thôi, bố
mẹ ở nhà, không cần đi nữa.”
Anh con rể dịu dàng nói: “Con cũng cần đi qua vùng đó có công chuyện,
nhân tiện chở Ba Mẹ đi luôn.”
Ông biết anh con rể có lòng tốt, nói vậy cho ông khỏi áy náy, ông nhất
quyết khước từ. Bà vợ ông thì không chịu hiểu, cứ nằng nặc đòi đi. Ông
thở dài: “Thôi, nếu muốn thì bà đi một mình. Tôi mệt nằm nhà.”
Bà vợ gắt: “Vô duyên chưa! Bạn của ông mà tôi đi thăm một mình được
sao?”
Những khi anh con rể đi
vắng, ông Niết có dịp
ngồi riêng với cô con gái,
ông thường nhỏ nhẹ:
“Con cũng nên xét lại
cách cư xử với chồng cho
hợp lý hơn. Cứ sai nó việc
nầy, việc kia lu bù, bắt nó
chạy cho long tóc gáy, lại
còn chê bai, giận hờn, nạt
nộ. Chống chứ đâu phải là
đầy tớ, hay nô lệ? Một
ngày kia nó ý thức được
bất công, rồi vùng lên, thì không tốt đâu!”
“Con có làm gì quá đáng đâu? Con chưa hề nghe anh ấy kêu khổ hoặc than
thở bao giờ! Con không hiểu Ba muốn nói gì!”
Một hôm, con gái ông ngồi chơi đùa với đứa cháu ngoại bảy tuổi. Khi cô
ôm con vào lòng và hỏi:
“Sau nầy lớn lên con sẽ làm gì?”
“Con sẽ sợ vợ, như bố sợ mẹ!”
“Không. Không. Không được. Con của mẹ phải mạnh dạn, hùng dũng,
không sợ ai cả. Mà ai dạy cho con câu nói nầy?”
Thằng bé đáp rất tự nhiên:
“Ông ngoại.” ./.
Tràm cà mâu
Xuân Giáp Ngọ 2014