Page 232 - DacSan69
P. 232
232 Muõ Ñoû 69
“Mầy phải vùng lên, ‘hỡi giai cấp bị trị’ hãy vùng lên dành lại tự do, công
bằng.Vợ chứ đâu phải ông trời đâu mà mầy cứ chịu lép một bề hoải?”
“Ba vùng lên trước, rồi con sẽ theo chân Ba mà vùng.”
“Tao đâu có bị vợ đè nén ức hiếp mà phải vùng lên? Mầy biết, bà ấy coi tao
như ông trời. Có khi nào tao bị sai bảo, chạy cho có cờ đâu. Bà nói gì mặc,
tao đâu có nghe, chẳng làm. Rồi cũng thôi. Làm gì tao được?”
Anh rể cười hì hì: “Con nghe nói ông Trời cũng biết sợ vợ đó Ba à’”
Ông Niết tiếp: “Có ai như mầy đâu? Đi làm việc một ngày mười tiếng đã
bở hơi tai. Chiều nào tan sở về cũng phải ghé ngang chợ, vợ điện thoại
nhờ mua đủ thứ. Thế mà cũng cứ bị chê rau không tươi, thịt không ngon,
trái cây lựa chưa kỹ. Hạch xách đủ thứ. Rồi thứ bảy, chủ nhật sai mầy chở
tao và má mầy đi cả trăm dặm thăm người nầy, người kia, Việc gì cũng đổ
lên đầu mầy cả. Đôi khi tao cũng bực lắm, thương mầy chịu đựng. Tao mà
như mầy, thì...thì...”
“Thì sao hở Ba?”
“Thì sao? Tao cũng chưa biết. Nhưng phải vùng lên, đấu tranh. Ừ, nhưng
mà thế hệ của mầy văn minh hơn, nên kiên nhẫn, chịu để cho vợ đè sát
ván. Tao không binh con gái, thấy việc bất bình thì phải nói ra. Hừ, nam
nữ bình quyền, bình cái con khỉ. Đã cưỡi lên đầu người ta, mà vẫn kêu gào
là bị đàn áp chưa bình quyền.”
“Ba say rồi đó!”
“Đúng. Tao say, nhưng còn nói điều sáng suốt.”
Ông Niết chịu bán cái dinh cơ có vườn rộng mênh mông sáu mẫu đất tại
một tỉnh nhỏ của một tiểu lạnh miền đông bắc Mỹ, dọn về nam California
ở với vợ chồng người con gái cho ấm áp và đỡ cô đơn trong tuổi già.
Cái nhà năm phòng ngủ của người con gái được thiết kế lại, chia làm hai
phần riêng biệt, cửa vào riêng, nhưng có cửa sau thông nhau. Phần ông bà
Niết cũng có đủ hai phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, chỉ thiếu cái bếp,
vì cô con gái muốn cùng bố mẹ cùng ăn chung cho tiện. Hàng tháng ông
bà đóng góp rộng rãi tiền nhà, tiền ăn, vì không muốn mang tiếng nhờ vả
con. Ông bà Niết gạt ra ngoài tai lời khuyên của các bạn già đã có kinh
nghiệm quý báu, rằng không nên ở chung với con dâu con rể. Bất tiện và
đôi khi tủi thân lắm. Những khi dâu rể nó vô tình đóng cửa mạnh, hay lỡ
to tiếng với con cái chúng, mình cũng ái ngại, không biết nó có buồn giận
chi mình chăng. Vợ chồng nó cũng có lúc bất hoà cãi cọ nhau, nghe cũng
mất vui. Tự do của mình cũng bị hạn chế. Trong nhà, mình cũng phải ăn
mặc đàng hoàng, lịch sự, không được tự do đánh trần mang xà lỏn, phơi
cái bụng phệ. Ở riêng là tiện và sướng nhất. Biết rõ ý bố mẹ vợ, anh con rể
ngăn đôi căn nhà. Khi muốn chung thì cũng chung được, khi muốn riêng
biệt thì cũng hoàn toàn riêng. Không ai phiền hà ai.
Bà Niết thường hay to nhỏ cùng chồng: “Anh đừng nêu gương xấu cho
Xuân Giáp Ngọ 2014
“Mầy phải vùng lên, ‘hỡi giai cấp bị trị’ hãy vùng lên dành lại tự do, công
bằng.Vợ chứ đâu phải ông trời đâu mà mầy cứ chịu lép một bề hoải?”
“Ba vùng lên trước, rồi con sẽ theo chân Ba mà vùng.”
“Tao đâu có bị vợ đè nén ức hiếp mà phải vùng lên? Mầy biết, bà ấy coi tao
như ông trời. Có khi nào tao bị sai bảo, chạy cho có cờ đâu. Bà nói gì mặc,
tao đâu có nghe, chẳng làm. Rồi cũng thôi. Làm gì tao được?”
Anh rể cười hì hì: “Con nghe nói ông Trời cũng biết sợ vợ đó Ba à’”
Ông Niết tiếp: “Có ai như mầy đâu? Đi làm việc một ngày mười tiếng đã
bở hơi tai. Chiều nào tan sở về cũng phải ghé ngang chợ, vợ điện thoại
nhờ mua đủ thứ. Thế mà cũng cứ bị chê rau không tươi, thịt không ngon,
trái cây lựa chưa kỹ. Hạch xách đủ thứ. Rồi thứ bảy, chủ nhật sai mầy chở
tao và má mầy đi cả trăm dặm thăm người nầy, người kia, Việc gì cũng đổ
lên đầu mầy cả. Đôi khi tao cũng bực lắm, thương mầy chịu đựng. Tao mà
như mầy, thì...thì...”
“Thì sao hở Ba?”
“Thì sao? Tao cũng chưa biết. Nhưng phải vùng lên, đấu tranh. Ừ, nhưng
mà thế hệ của mầy văn minh hơn, nên kiên nhẫn, chịu để cho vợ đè sát
ván. Tao không binh con gái, thấy việc bất bình thì phải nói ra. Hừ, nam
nữ bình quyền, bình cái con khỉ. Đã cưỡi lên đầu người ta, mà vẫn kêu gào
là bị đàn áp chưa bình quyền.”
“Ba say rồi đó!”
“Đúng. Tao say, nhưng còn nói điều sáng suốt.”
Ông Niết chịu bán cái dinh cơ có vườn rộng mênh mông sáu mẫu đất tại
một tỉnh nhỏ của một tiểu lạnh miền đông bắc Mỹ, dọn về nam California
ở với vợ chồng người con gái cho ấm áp và đỡ cô đơn trong tuổi già.
Cái nhà năm phòng ngủ của người con gái được thiết kế lại, chia làm hai
phần riêng biệt, cửa vào riêng, nhưng có cửa sau thông nhau. Phần ông bà
Niết cũng có đủ hai phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, chỉ thiếu cái bếp,
vì cô con gái muốn cùng bố mẹ cùng ăn chung cho tiện. Hàng tháng ông
bà đóng góp rộng rãi tiền nhà, tiền ăn, vì không muốn mang tiếng nhờ vả
con. Ông bà Niết gạt ra ngoài tai lời khuyên của các bạn già đã có kinh
nghiệm quý báu, rằng không nên ở chung với con dâu con rể. Bất tiện và
đôi khi tủi thân lắm. Những khi dâu rể nó vô tình đóng cửa mạnh, hay lỡ
to tiếng với con cái chúng, mình cũng ái ngại, không biết nó có buồn giận
chi mình chăng. Vợ chồng nó cũng có lúc bất hoà cãi cọ nhau, nghe cũng
mất vui. Tự do của mình cũng bị hạn chế. Trong nhà, mình cũng phải ăn
mặc đàng hoàng, lịch sự, không được tự do đánh trần mang xà lỏn, phơi
cái bụng phệ. Ở riêng là tiện và sướng nhất. Biết rõ ý bố mẹ vợ, anh con rể
ngăn đôi căn nhà. Khi muốn chung thì cũng chung được, khi muốn riêng
biệt thì cũng hoàn toàn riêng. Không ai phiền hà ai.
Bà Niết thường hay to nhỏ cùng chồng: “Anh đừng nêu gương xấu cho
Xuân Giáp Ngọ 2014