Page 235 - DacSan69
P. 235
Muõ Ñoû 235
nhìn quanh xem có thực đang ở trên đất Mỹ, có vợ con bên cạnh
hay không. Thấy dáng điệu lạ của chồng, bà vợ hỏi có sao không?
Ông trả lời là không sao hết. Những lúc như thế nầy, ông bồi hồi, cảm thấy
sung sướng, hạnh phúc dâng tràn. Ông cám ơn nước Mỹ, đã dang rộng
vòng tay ra cho ông có nơi dung thân, cám ơn vợ, con đã đem lại cho ông
tháng ngày bình an sung sướng nầy. Ông nghĩ đến những người anh em
bên kia chiến tuyến mà thương cho họ. Họ đã khởi động cuộc chiến, xua
quân xuống miền Nam, tấn công chinh phục. Thế mà họ lại còn hận thù
chất ngất nạn nhân của họ. Biết bao nhiêu xương máu đã đổ ra, chỉ để được
nghèo đói hơn, bị áp bức hơn, và thiếu tự do hơn. Ông thầm nhủ, thôi quên
đi, phe nào cũng tội nghiệp cả. Lỗi lầm của lịch sử.
Nhiều khi anh con rể đưa cả gia đình về một khu thương mãi lớn, ngồi trên
sân rộng, có gần cả trăm bàn vây quanh sân khấu thấp, nghe nhạc sống, đàn
trống xập xình vang vang. Ban nhạc đầy đủ đàn lớn, đàn nhỏ, kèn, tiêu, sáo
hoà âm rộn ràng. Ca sĩ già trẻ thay phiên nhau ca hát. Người nghe ngồi gật
gật thưởng thức với cái hạnh phúc toát ra trên những khuôn mặt vui tươi.
Những sinh hoạt nầy không có ở thành phố vắng vẻ nơi ông ở trước đây.
Không cần hỏi trước, anh con rể băng qua bên kia, mua về cho mỗi người
một ly kem mát lạnh, ngọt và ngon. Khi thấy nhiều cặp già trẻ đứng lên
nắm tay nhau bước theo điệu nhạc, anh rể kéo ông Niết đứng lên:
“Ba ra nhảy với con vài bản cho ấm người thông máu”
Ông Niết gạt tay anh con rể: “Nhảy nhót gì, mấy chục năm chưa nhảy lại
lần nào. Mà già rồi, kỳ lắm.”
Anh rể cười cười: “Ba nhìn qua bên kia kìa, hai cụ cũng gần chin chục tuổi,
còn muá may lia lịa. Ba đứng dậy đi! Má chịu rồi đó.”
Ông Niết ra muá may với anh con rể trong tiếng nhạc dập dồn. Bước tới,
bước lui, tay hoa, chân đá, uốn éo. Hai cha con vờn nhau trong tiếng trống,
tiếng kèn. Khi nhạc dứt, trở về ghế ngồi. Anh con rể nói:
“ Ba dấu nghề kỹ quá. Ba nhảy bay bướm mà lạ lắm.”
“Bay bướm cái con khỉ. Tao múa võ đó, đi theo bài quyền ‘Thập Bát La
Hán’ Múa theo điệu nhạc, thì ‘khiêu võ’ cũng thành ‘khiêu vũ’ vậy.”
Bà vợ ông xì một tiếng dài.
Ông Niết thấy dọn về nơi nầy, tìm được nhiều thú vui hơn. Có khi cả tuần,
ông chưa hề nói một câu tiếng Mỹ. Nhưng ông cũng bực, vì bị bà vợ và
con gái bao vây, chăm sóc cho ông quá kỹ, không cho ông lái xe nữa, lấy
lý do ở đây thành phố đông đúc, xe cộ như mắc cữi, mà thì ông đã già,
chậm, mắt kém, dễ gây tại nạn. Ông nói hai mươi mấy năm nay đã lái xe
trên đất Mỹ, mà có sao đâu? Thế nhưng vợ và cô con gái đồng thanh bảo,
nơi đây là đô hội, chỗ ở trưóc kia là thành phố nhỏ quê mùa, hai bên khác
nhau. Ông đòi mua xe đạp, cũng ngăn cản, không cho. Những khi ông đi
Xuân Giáp Ngọ 2014
nhìn quanh xem có thực đang ở trên đất Mỹ, có vợ con bên cạnh
hay không. Thấy dáng điệu lạ của chồng, bà vợ hỏi có sao không?
Ông trả lời là không sao hết. Những lúc như thế nầy, ông bồi hồi, cảm thấy
sung sướng, hạnh phúc dâng tràn. Ông cám ơn nước Mỹ, đã dang rộng
vòng tay ra cho ông có nơi dung thân, cám ơn vợ, con đã đem lại cho ông
tháng ngày bình an sung sướng nầy. Ông nghĩ đến những người anh em
bên kia chiến tuyến mà thương cho họ. Họ đã khởi động cuộc chiến, xua
quân xuống miền Nam, tấn công chinh phục. Thế mà họ lại còn hận thù
chất ngất nạn nhân của họ. Biết bao nhiêu xương máu đã đổ ra, chỉ để được
nghèo đói hơn, bị áp bức hơn, và thiếu tự do hơn. Ông thầm nhủ, thôi quên
đi, phe nào cũng tội nghiệp cả. Lỗi lầm của lịch sử.
Nhiều khi anh con rể đưa cả gia đình về một khu thương mãi lớn, ngồi trên
sân rộng, có gần cả trăm bàn vây quanh sân khấu thấp, nghe nhạc sống, đàn
trống xập xình vang vang. Ban nhạc đầy đủ đàn lớn, đàn nhỏ, kèn, tiêu, sáo
hoà âm rộn ràng. Ca sĩ già trẻ thay phiên nhau ca hát. Người nghe ngồi gật
gật thưởng thức với cái hạnh phúc toát ra trên những khuôn mặt vui tươi.
Những sinh hoạt nầy không có ở thành phố vắng vẻ nơi ông ở trước đây.
Không cần hỏi trước, anh con rể băng qua bên kia, mua về cho mỗi người
một ly kem mát lạnh, ngọt và ngon. Khi thấy nhiều cặp già trẻ đứng lên
nắm tay nhau bước theo điệu nhạc, anh rể kéo ông Niết đứng lên:
“Ba ra nhảy với con vài bản cho ấm người thông máu”
Ông Niết gạt tay anh con rể: “Nhảy nhót gì, mấy chục năm chưa nhảy lại
lần nào. Mà già rồi, kỳ lắm.”
Anh rể cười cười: “Ba nhìn qua bên kia kìa, hai cụ cũng gần chin chục tuổi,
còn muá may lia lịa. Ba đứng dậy đi! Má chịu rồi đó.”
Ông Niết ra muá may với anh con rể trong tiếng nhạc dập dồn. Bước tới,
bước lui, tay hoa, chân đá, uốn éo. Hai cha con vờn nhau trong tiếng trống,
tiếng kèn. Khi nhạc dứt, trở về ghế ngồi. Anh con rể nói:
“ Ba dấu nghề kỹ quá. Ba nhảy bay bướm mà lạ lắm.”
“Bay bướm cái con khỉ. Tao múa võ đó, đi theo bài quyền ‘Thập Bát La
Hán’ Múa theo điệu nhạc, thì ‘khiêu võ’ cũng thành ‘khiêu vũ’ vậy.”
Bà vợ ông xì một tiếng dài.
Ông Niết thấy dọn về nơi nầy, tìm được nhiều thú vui hơn. Có khi cả tuần,
ông chưa hề nói một câu tiếng Mỹ. Nhưng ông cũng bực, vì bị bà vợ và
con gái bao vây, chăm sóc cho ông quá kỹ, không cho ông lái xe nữa, lấy
lý do ở đây thành phố đông đúc, xe cộ như mắc cữi, mà thì ông đã già,
chậm, mắt kém, dễ gây tại nạn. Ông nói hai mươi mấy năm nay đã lái xe
trên đất Mỹ, mà có sao đâu? Thế nhưng vợ và cô con gái đồng thanh bảo,
nơi đây là đô hội, chỗ ở trưóc kia là thành phố nhỏ quê mùa, hai bên khác
nhau. Ông đòi mua xe đạp, cũng ngăn cản, không cho. Những khi ông đi
Xuân Giáp Ngọ 2014