Page 248 - MuDo67
P. 248
cho thân thiện, học theo cách gọi hiện nay của hướng
dẫn viên du lịch bên nhà, gom chung: chú bác cô dì anh
chị em cháu...cho gọn nhẹ!
Bác Tấn Đại Gia được bầu làm leader cho nhóm, có
nghĩa vụ book tours, giao tiếp mọi dịch vụ, kiêm phát
ngôn giao tế, người dẫn đường, điểm danh điểm số, đi đủ về đủ, không để
ai đi lạc! Bác trả tiền chung góp; là đại gia, nên thường cho boa rất thoáng!
Mục đích chuyến đi đường dài và nhiều ngày... vô định lần này trước hết,
bác sẽ đưa vợ, bác gái Thuỳ Chinh, về quê báo hiếu bên vợ, thắp nhang
đèn cúng vái song đường khuất mặt. Sau mới lo phần gia đình mình, về
quê xứ đạo Bùi Chu làm từ thiện, tìm tài liệu sống thật để viết sách (viết
hoài nên viết chưa xong). Hai ông bà còn phải lo sắm sửa quần áo lễ bộ,
thu đĩa DVD vài bài tình ca hát sẵn, cho buổi party mừng ngày cưới 40
năm ( bác trai thề thốt không lấy vợ nữa!), sẽ tổ chức vào dịp cuối năm.
Theo ý hai bác, nghi lễ hấp hôn phải thật hoành tráng. Dù hao tốn nhưng
đông vui với các bạn già tuổi đã về chiều đập gương xưa tìm bóng. Chung
vui với con cháu, vì nhờ có các cháu mới có ông bà (sinh con rồi mới sanh
cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông). Kết hợp du lịch với mua sắm,
may mặc, chuẩn bị mọi thứ chu đáo cho ngày trở về, cho kịch bản tập hai
hoàn chỉnh. Vợ chồng bác còn là đôi song ca ăn ý, tình tứ, vừa hát vừa
múa đôi bay bướm; đôi bạn đời vượt thời gian trong nhóm TNK của chúng
tôi: đại gia, trí thức, ca hay hát giỏi, nhảy đẹp, thành đạt....Quên không kể
thêm, ca sĩ Thuỳ Chinh và Mỹ Phượng là cặp đôi nghệ sĩ ưu tú thời đại.
Hai cô đã từng hát hội chợ Tết hằng năm; thay ca sĩ chạy sô, hát luôn cả
trăm bài karaoke không đứt hơi, bể giọng .
Bà Diệu Hiền, người đẹp Bình Dương là bông hoa chưng của người
viết. Bà nhà tôi hồi nhỏ trẻ đẹp hơn hẵn bây giờ.Vì lỡ mê giọng nói của gái
nhà vườn miệt Thủ Dầu Một, có khi nói đớt, cũng đủ làm cho tôi, người
lính chiến xa nhà xiêu lòng, chột dạ:
-Em khấy(thấy) anh khật khà (thật thà) nên em khương(thương)!
-Thương thiệt hôn?
-Khương khiệt(thương thiệt) là khương(thương) mà!
- Ừa,anh cũng khấy khương(thấy thương)em nữa!
Bây giờ thì bà xã tôi nói đúng giọng Saigon rồi. Tôi cũng là người
Saigon trước 75. Vậy mà các bác già người Hànội đi chung trêu ghẹo
chúng tôi hoài, về tật nói ngọng tiếng địa phương. Còn các bác ấy khi về
đến Hànội chả ai hiểu rõ tiếng địa phương của mình để giao lưu với người
trẻ bản xứ:
-Các anh chị từ lước(nước) ngoài về thăm quê đấy à?