Page 30 - MUDO83
P. 30
Mũ Đỏ 83 28
tiễn địa không mới, vì tướng Trưởng sẽ dùng nhiều trực thăng vận
cho cuộc đổ bộ tái chiếm. (Sự lo sợ của tướng Abrams không phải
không có lý. Vì chỉ một tháng sau, trong cuộc đổ bộ xuống Triệu
Phong nằm trong khuôn khổ cuộc hành quân chiếm lại Quảng Trị,
hai chiếc trực thăng CH-53 chở quân tiểu đoàn 1 TQLC của trung tá
Nguyễn Đăng Hòa bị hỏa lực phòng không địch bắn rơi. Một trong
hai chiếc bị SA-7 bắn nổ tung trên trời. Thiệt hại quân là hơn 100 tử
thương từ hai chiếc). Đó là tất cả những gì chúng ta biết về MACV
và tướng Trưởng vis-a-vis cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị. Dĩ
nhiên đó là những gì đã được giải mật; những gì chưa được giải mật
chúng ta chưa biết đ¬ợc.
Chín giờ sáng hôm sau tổng thống Thiệu gọi điện thoại và yêu
cầu tướng Trưởng trở lại trình bày lại kế hoạch một lần nữa. Lần này
tổng thống Thiệu chấp nhận kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng
Trị của tướng Trưởng. Hành quân Sóng Thần 72 sẽ bắt đâu ngày 28
tháng 6, 1972.
Theo tướng Trưởng, kế hoạch tái chiếm Quảng Trị rất “đơn giản”:
từ ngày 10 đến ngày 18, trong khi hai Sư đoàn 2 và 3 bộ binh ở lại lo
bảo vệ và phòng thủ, Sư đoàn 1 tấn công về hướng tây, Nhảy Dù và
TQLC đánh nhích qua sông Mỹ Chánh vài cây số thăm dò khả năng
phản cự của địch. Từ 19 đến 27 tháng 6, với sự giúp đỡ của không và
hải vận Mỹ, hai sư đoàn tổng trừ bị làm bộ nhảy vào Cam Lộ và Cửa
Việt. Và hai ngày trước khi thật sự tiến quân, hỏa lực từ Không và
hải Quân và B-52 sẽ dọn bãi và san bằng những điểm kháng cự khả
nghi. Ngày 28, Nhảy Dù đánh bên trái, mục tiêu là La Vang; TQLC
đánh bên phải, mục tiêu là Triệu Phong. Quốc lộ 1 là trục làm chuẩn
của hướng tiến quân. Nhảy Dù là lực lượng có trách nhiệm chiếm
thành phố Quảng Trị. Những ngày đầu của cuộc hành quân, Dù và
TQLC đánh chậm nhưng đi được. Trừ một vài trận đụng độ mạnh
cấp trung đoàn với địch ở những lớp phòng thủ vòng ngoài . . . địch
rút dần theo đà tiến của chúng ta.
Nhưng càng đi gần về bờ sông Thạch Hãn, sức chống cự của dịch
càng mãnh liệt hơn. Đầu tháng 7, khi quân Nhảy Dù đến ngoại ô
thành phố Quảng Trị, cộng quân từ chối rút: Cổ thành Quảng Trị là
cứ điểm kháng cự cuối cùng – đến người cuối cùng; viên đạn cuối
cùng – của cộng quân. Chẳng những địch quyết tâm tử thủ, họ còn
viện quân thêm từ ngoài vào để củng cố thêm hàng phòng thủ. Để
Xuân Qúy Mão, 2023