Page 195 - MUDO82
P. 195
Mũ Đỏ 82 193
PVTA: Thưa bà, cách đây đã lâu, trong một bài viết, bà có nói
ngày 30/4, vào đến miền Nam bà đã ngồi trên vỉa hè và khóc. Nhân
đây bà có thể giải thích về những giọt nước mắt ngày 30/4, 40 năm
về trước không ạ ?
Bà DTH: Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo
quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất
nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi
vì họ hung hăng hơn. Họ (phía bên thua cuộc) có thể văn minh hơn
về văn hoá nhưng họ kém về phương diện tổ chức quân sự.
Tóm lại qua cảm nghĩ và nhận thức của các nhân vật trên đây,
người ta có thể có được những kết luận sau đây:
- Nhân dân miền Nam có tự do, dân chủ và no ấm.
- Nhân dân miền Bắc nghèo khó và phải kéo cày thay trâu và
nhân phẩm ngang hàng với bèo dâu.
- Nhờ giải phóng miền Nam, nhân dân miền Bắc thấy được ánh
sáng văn minh và trở về quốc gia dân tộc.
- Nhờ “giải phóng miền Nam” mà người dân miền Bắc biết về
thế giới văn minh và hội nhập vào thế giới này.
- Đời sống của người dân miền Bắc vào thập niên 1970 thê thảm
và lạc hậu đến nỗi người dân phải tranh giành nhau từng cục “phân
bắc” để nộp cho hợp tác xã.
- Xã hội chủ nghĩa là một xã hội tồi tệ và được phơi bày rõ rệt
qua sự nghèo khổ của nhân dân miền Bắc và là một thời đen tối nhất
trong lịch xử Việt Nam.
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thực chất chỉ là cuộc
chiến của những người cộng sản Việt Nam làm tay sai cho Nga Sô
và Trung Quốc.
- Chế độ miền Bắc là một chế độ man rợ.
- Chế độ miền Nam là một chế độ văn minh.
Tóm lại, qua những kết luận trên đây thiết tưởng cũng tạm đủ cho
người ta thấy rõ là, ngày 30-04-1975 không thể gọi là ngày miền
Bắc cộng sản giải phóng miền Nam tự do được, mà phải gọi ngược
Xuân Nhâm Dần, 2022