Page 87 - MUDO 81
P. 87

Mũ Đỏ 81                       85

tôi, tuy từng phải nói là không nhìn nhận đứa con ngỗ ngược tù tội,

nhưng trong điền trang ở Phủ Cam, vẫn có phần đất dành riêng cho

Ba tôi làm nhà, và Măng tôi vẫn được Ông Bà Nội nhìn nhận là con

dâu chính thức.

Sau Cách Mạng tháng Tám 1945, vua Bảo Đại từ chức, trong

Chính phủ Liên Hiệp tại Hà Nội, có Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ

Tịch, Nguyễn Tường Tam làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Cụ Huỳnh

Thúc Kháng làm Bộ Trưởng Nội Vụ, Giáo sư Đặng Thái Mai làm

Bộ Trưởng Văn Hóa. Ông Bửu Tiếp được mời giữ chức vụ Giám

Đốc Bình Dân Học Vụ ba tỉnh Bình Trị Thiên. Tuy chức Giám Đốc

Học Vụ được chen thêm hai tiếng “bình dân” cho ra vẻ cách mạng,

nhưng dân trong vùng Phủ Cam thời ấy vẫn gọi ba tôi là “Quan Đốc

Tiếp.”

Ngày 24 tháng 7, 1946, sau khi người y tá vừa rút mũi kim chích

thuốc khỏe ra khỏi mạch máu ở tay là Ba tôi đứng tim chết, khi

Măng tôi vừa bước chân vào nhà.

Măng tôi kể là ngay khi ôm xác Ba trong tay, bà đã cảm thấy có

điều gì bất thường. Ba tôi lúc đó đang khỏe mạnh, việc chích thuốc

bổ chỉ là để gìn giữ sức lực. Người chích thuốc là một y tá bà con

xa, và thường chích thuốc khỏe Huile de Camphre vào thịt mông Ba

tôi. Tại sao lần này ông ta lại chích vào mạch máu? Vì đó chính là

mũi thuốc được thi hành theo một “lệnh xử lý” - theo từ ngữ cộng

sản, có nghĩa là “giải quyết hoặc thủ tiêu.” Chi tiết việc này được kể

ở phần sau.

Vậy là Ba tôi bị đột tử khi mới 42 tuổi. Măng tôi trở thành góa phụ

ở tuổi 32, với 5 đứa con thơ, tuổi từ 10 đến 3 và một bào thai 4 tháng

trong bụng. Là tôi, đứa con út không biết mặt cha.

Tang lễ ba tôi nghe nói được tổ chức rất lớn. Lễ di quan có đội

quân danh dự của “vệ quốc quân” dàn chào, hộ tống. Số người đưa

linh cữu từ nhà thờ Chánh Tòa Phủ Cam về nghĩa trang đại gia đình

dài cả cây số. Câu chuyện về đám tang sau này còn được thầy tôi ở

trường Y Khoa Huế là Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh nhắc đến mỗi khi

tôi có dịp gặp ông. Ông nói đám tang Ông Bửu Tiếp là một biến cố

lớn ở Huế năm 1946.

Thời cầm quyền của Việt Minh ở Huế không đầy năm. Quân Pháp

trở lại. Lệnh toàn quốc kháng chiến được công bố ngày 19 tháng 12,

1946. Măng tôi mang lũ con về vùng quê lánh nạn.

             Tháng mười hai không hai không
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92