Page 85 - MUDO 81
P. 85

Mũ Đỏ 81                                  83

Thái Mai, sinh năm 1902, lớn hơn ông hai tuổi. Cả hai cùng tham

gia các hoạt động sinh viên.

Tuy là trường Tây nhưng hội sinh viên tại đây tự xưng là “Hưng

Nam Phục Việt,” hàm ý chống lại ách lệ thuộc người Pháp. Năm học

cuối, ông Đặng Thái Mai chọn chuyên khoa văn chương. Ông Bửu

Tiếp chọn ngành khoa học. Cả hai cùng tốt nghiệp năm 1926, sau đó

cùng nhau về Huế làm giáo sư Quốc Học, giao tình ngày càng thân

thiết hơn.

Huế đầu thế kỷ 20, và vụ án “Tân Việt Cách Mệnh Đảng”.

Đầu thế kỷ 20, dù triều đình bất lực trước giặc Pháp xâm lược,

nhưng tại kinh đô Huế cũng như khắp nơi, tinh thần quốc gia dân

tộc vẫn mạnh mẽ chống lại ách lệ thuộc, phong trào Đông Du phục

quốc do các bậc sĩ phu phát động được hưởng ứng rộng rãi. Sau vụ

Phan Bội Châu bị Pháp bắt cóc từ Thượng Hải mang về nước kết án

chung thân, tình hình càng sôi sục.

Năm 1927, Huỳnh Thúc Kháng từ chức Viện trưởng Viện Dân

biểu Trung Kỳ để phản đối Pháp, cùng Đào Duy Anh về Huế mở báo

Tiếng Dân, nhà xuất bản Quan Hải Tùng Thư, rồi thành lập Tân Việt

Cách Mệnh Đảng, do Đào Duy Anh là Tổng Thư Ký Sáng Lập. Sẵn

tinh thần “Hưng Nam Phục Việt” và là bạn nhà giáo đồng trang lứa,

hai ông Đặng Thái Mai và Bửu Tiếp thường lui tới sinh hoạt với ông

Đào Duy Anh.

Cùng năm 1927, trong số học trò Quốc Học tham gia bãi khóa có

Võ Giáp, 16 tuổi, bị viên giám thị người Pháp đuổi học. Giáp được

các ông thầy thu xếp đưa vào tập việc tại báo Tiếng Dân và Quan

Hải Tùng Thư. Ngoài trụ sở tòa báo trên đường Đông Ba, căn nhà

của ông bà Đặng Thái Mai tại Huế trở thành nơi tụ hội.

Sau khi đảng Tân Việt được thành lập, số người tụ hội lui tới

ngày càng đông hơn, gồm cả các thầy giáo và học trò. Tổ chức “Học

Sinh Đoàn” của Tân Việt Cách Mệnh Đảng, ngoài Võ Giáp, còn có

thêm hai cô nữ sinh Đồng Khánh tham gia rải truyền đơn, là Huỳnh

Thị Liễu, 14 tuổi, và Nguyễn Thị Quang Thái, 13 tuổi. Kiểu tụ họp

“cách mệnh” tài tử này tất nhiên không thể qua mắt mật thám Pháp.

Tháng Bẩy 1929, Đào Duy Anh bị bắt, đảng Tân Việt tan hàng.

Các thầy trò Quốc Học Đồng Khánh liên hệ lần lượt vào nhà lao

Thừa Phủ. Mấy ông thầy giáo Lê Viết Lượng, Đặng Thái Mai, Bửu

Tiến lãnh án tù ba năm, nhưng đám học trò vị thành niên được thả ra

            Tháng mười hai không hai không
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90