Page 125 - MUDO 81
P. 125

Mũ Đỏ 81    123

triệu người không tổ quốc. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Nga,

đã tạo nên hơn 80 ngàn người phía miền nam Kyrgyzstan lâm vào

cảnh không tổ quốc. Vài năm gần đây có khoảng 800 ngàn người

Rohingya cũng trong tình trạng không quốc gia tại Myanmar. Năm

1929, hàng chục ngàn người Haiti cũng đang sống ở các vùng sắc

tộc bị phân biệt đối xử như tình trạng không tổ quốc tại Cộng hòa

Dominic. Một số lớn người dân là những đối tượng bị ảnh hưởng

từ những thay đổi pháp luật đột ngột như biến cố ngày 30 tháng 4

năm 1975 tại miền Nam. Trước đó kể từ ngày thành lập đảng cộng

sản Việt Nam, những người sáng lập đã long trọng tuyên thệ, họ là

những người “vô tổ quốc”

Cuộc ra đi của hơn một triệu người Việt Nam từ miền Bắc vào miền

Nam sau hiệp định Geneve 1954. Cuộc di dân này chỉ là cách phân

định rõ, quyền lựa chọn của người dân muốn tự chọn cho mình

mảnh đất nơi sinh sống. Tiếp diễn lần ra đi thứ hai sau ngày 30 tháng

4 năm 1975. Quốc gia miền Nam bị lấm chiếm bởi Việt Cộng. Đây

là cuộc di tản tàn khốc nhất, bi thảm nhất trong suốt chiều dài lịch

sử hình thành nước Việt Nam. Cả ngàn năm đô hộ phương Bắc. Gần

trăm năm chịu chế độ thuộc địa Tây phương. Và nếu tính luôn cuộc

ra đi của hơn một triệu người Việt Nam từ miền Bắc vào Nam năm

1954, cũng không có người dân nào chạy vượt thoát khỏi đất nước,

sống lưu vong.

	 Người dân Việt, lần đầu tiên trong lịch sử thực sự thoát khỏi

nước sống lưu vong chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cuộc

vượt thoát tàn khốc nhất của người Việt miền Nam, và cả một số tại

miền Bắc, đi ra khắp các nơi trên thế giới, và đến cả lục địa Châu

Phi.

	 Như vậy, nếu so sánh với dân tộc Do Thái thì cuộc ra đi sau

tháng 4 năm 1975, nó thực sự là một thảm kịch đen tối nhất của cả

một dân tộc. Thuyền nhân, hải tặc, bị nhốt trong các trại tỵ nạn hay

nơi hoang đảo. Trong nước bị đầy đọa đi sinh sống trong các vùng

“kinh tế mới” hay bị đưa vào trong các trại tù “tập trung học tập cải

tạo”. Cuộc đánh đổi liều lĩnh và cũng bi thảm nhất, vì chưa từng có

dân tộc nào trên thế giới như người dân của quốc gia VNCH. Đó là

cuộc đánh đổi lấy chính mạng sống mình để được quyền chọn lựa

tự do và mưu cầu hạnh phúc riêng. Quyền cơ bản của con người mà

Thượng Đế đã an bài và cũng như được ghi nhận trong hiến chương

      Tháng mười hai không hai không
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130