Page 101 - MUDO 81
P. 101

Mũ Đỏ 81                                     99

chủ từ lâu. Tòa nhà ba tầng xưa trắng toát, bề thế, nay nhếch nhác,

thảm hại. Cây cối vườn xưa tươi tốt nay xơ xác điêu tàn. Khu nghĩa

trang gia đình xưa trang nghiêm, thứ tự, nay cỏ tranh rậm rạp.

Đứng trước phần mộ của Ba tôi, nay bị chính quyền mới bắt dời

đến núi Thiên Thai cùng chung với các mộ phần của đại gia đình,

ôn lại lời Măng tôi kể việc ông bị chi bộ đảng của cộng sản ra lệnh

“xử lý”, tôi thấm thía nỗi đau của những người quốc gia bị cộng sản

sát hại.

Thời Việt Minh vừa nắm quyền tại Huế năm 1946, nhiều vị nhân

sĩ trí thức quốc gia một lòng vì nước cũng đã bị thủ tiêu. Học giả

Phạm Quỳnh có người con lớn là Phạm Tuyên thoát ly gia đình theo

Việt Minh. Ông Phạm Quỳnh bị Việt Minh bắt mang vào rừng xử tử.

Phạm Tuyên sau thành nhạc sĩ nổi tiếng, từng kể lại là “Bác Hồ”

có lần nói với ông rằng Phạm Quỳnh là một học giả yêu nước, một

nhân vật lịch sử đáng được tôn trọng. Sau 30 tháng Tư 1975, Phạm

Tuyên chính là tác giả bài ca “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại

thắng!” Trong khi ấy thì tại miền Nam, có tin người ta đã tìm được

hài cốt của hai ông Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi bị vùi chung

một hố trong xó rừng gần Huế. Các dấu hiệu từ hài cốt cho thấy hai

ông bị chôn sống.

Như thời còn thơ ấu, tôi cũng đã cúi xuống cố đọc tấm bia mộ ba

tôi. Ông sinh năm 1904, bị “xử lý” năm 1946, lúc khởi đầu những

tháng ngày tao loạn. Đó cũng là năm sinh của tôi, đứa con được ông

hiện hồn về trong mơ vuốt vuốt cái đầu nó. Từ đó, biết bao nhiêu

tang thương dâu bể. Măng tôi, cô nữ sinh Đồng Khánh 14 tuổi mê

ông thầy giáo độc thân, ôm truyền đơn của Tân Việt Cách Mệnh

Đảng vô trường học năm 1927, nay cũng không còn nữa. Sau gần

60 năm ở góa nuôi con, Bà đã mãn phần tại California đúng năm 90

tuổi.

Trong khi ấy thì cả nước Việt Nam, số phận không khác vườn nhà

ông nội tôi là bao. Mảnh đất tổ tiên bị cướp đoạt, mồ mả ông cha bị

đào bới. Hơn một thế hệ cùng thời với cha tôi đã trở thành dĩ vãng.

Những người từng kề cận ông thời tuổi trẻ như Giáo sư Đặng Thái

Mai hay cậu học trò Quốc học Võ (Nguyên) Giáp cũng đã không

còn nữa, nhưng đất nước thì vẫn tiếp tục bị hủy hoại bởi cái chế độ

phi nhân mà họ từng phục vụ.

Ngày tôi trở lại Huế, cuối tháng 12 năm 2013, cũng là lúc nhà

          Tháng mười hai không hai không
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106