Page 246 - MuDoso78
P. 246

Mũ Đỏ 78                           245
        ghe nào. Ngoài ra, chà được gọi bằng số để tính khoảng cách xa gần
        từ bờ. Thủa ấy, nghe dân tôi nói rằng họ đánh mành ở dang (1) chà
        27 là tôi nghĩ nó xa lắm. Nhưng thật sự, đến dang chà 30 (có lẽ xa
        nhứt) vẫn nằm phía trong đảo Lý Sơn (2). Ngoài đi mành, dân tôi có
        một số ít đi lưới khơi, tức là đi đánh bắt cá chuồn. Nghề lưới khơi
        không cần chà mà phải có ghe lớn để chạy thẳng ra đại dương và ở
        ngoài biển nhiều ngày, thường là một tuần lễ. Những khi gặp giông
        bão ghe lưới khơi ghé vào Hoàng Sa ẩn núp. Hồi ấy, không có điện
        đàm nhưng ở trong bờ gia đình vẫn an tâm vì biết rằng khi gặp hiểm
        nguy thì ghe mình sẽ ghé đảo mình, “Hoàng Sa là của Việt Nam”.
        Giờ thì cái thời oanh liệt ấy không còn. Vì đâu nông nỗi?


        Về đây, những buổi sớm sau khi thức dậy, không hiểu vì sao tôi hay
        tư lự, nhưng rồi tôi cũng ra khỏi nhà và thả bộ xuống con đường bê
        tông trên mặt bờ kè chạy dọc bờ sông. Bờ kè này do công ty Trường
        Hải của Nam Hàn xây, đền bù sự sạt lỡ bởi việc nạo vét lòng sông để
        tàu bè tiện ra vào chở hàng hoá. Ngoài lý do này có sự tiềm ẩn nào
        cũng chẳng ai hề hay biết vì ở Việt Nam thiếu thông tin đa chiều và
        dân không có tiếng nói. Thường thì lòng sông có chứa cát. Cát làm
        ra thuỷ tinh hoặc trong cát có titan. Dân làm sao hiểu nỗi chuyện
        sâu xa! Chỉ biết rằng chừ có bờ kè nhìn có vẻ tiến bộ, hiện đại,
        sáng sáng đi bộ tập thể dục là vui rồi. Tôi đi trên bờ kè, nhìn xuống
        giòng Trường Giang nước đục ngầu mà lòng luyến nhớ một thời đã
        qua, cái thời sông nước trong xanh, cá tôm lủ khủ. Thủa ấy, Trường
        Giang không những là mạch máu nuôi sống dân làng mà còn là nơi
        giải trí của mọi lứa tuổi. Hàng năm người lớn đua ghe và ngày ngày
        con nít bơi lội. Trẻ con An Hoà có đứa nào không biết bơi? Ấy thế
        mà cũng có đứa đã bị chết trôi oan nghiệt. Đó là hai đứa con ông ba
        Mỹ ở cạnh nhà tôi. Đứa đầu là con Mỹ tắm sông bị sụp chớn chết.
        Đúng một năm sau, em con Mỹ, thằng Có cũng chết cùng chỗ ấy.
        Mất con, ông ba Mỹ lặng người, bà Mỹ chết điếng nằm vật vã khóc
        than. Có còn nỗi đau khổ nào hơn!

        Người ta nói tại khi con Mỹ chết ông ba Mỹ không chịu vớt vong
        nó lên nên nó thành ma gia kéo chưn thằng em bạc mệnh. Giờ thì
        đã muộn màng nhưng vì nỗi ray rức khôn nguôi, sợ linh hồn thằng
        Có nổi chìm vất vưởng nên ông Mỹ lên thôn Tư Bình Trung mời

                        Tháng sáu hai không một tám
   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251