Page 167 - MUDO 77
P. 167
Mũ Đỏ 77 163
Thái Dương ! Tôi xin trích đoạn trong bài viết: Mặt Trận Kontum 530 Thái
Dương Phạm Văn Thặng Fulro của Tác giả Hùng Chùa trong Lý Tưởng
bộ mới số 7 -1998 đã ghi lại trường hợp hy sinh của Thiếu Tá “Thặng
Fulro” như sau:
- Bắc Đẩu đây Thái Dương gọi?
- Thái Dương cho biêt ví trí của bạn hiện nay ?
Thái Dương vừa cất cánh khỏi Pleiku được 5 phút, hai phi tuần A-1 trang
bị bom nổ và crocket, cho biết tình hình quân bạn và trục đánh.
- Thái Dương Thặng đó phải không ?
- Đúng năm trên năm. ”Thặng Fulro “ đây.
- Hay quá ! Quân bạn nằm nhiều cụm từ Bắc xuống Nam, trục đánh từ
Đông sang Tây, địch chỉ cách bạn trên 100 thước, tình nghi địch có tăng
yểm trợ, khi nào sẵn sàng tôi bắn khói chỉ điểm.
Trục đánh Đông sang Tây, có nghĩa là khi vào trục, anh sẽ bay trên thành
phố Kontum, anh dỏi tìm cụm khói chỉ điểm, ngay từ bắt đầu vào trục, từ
lúc khi còn ở trên cao khi vừa chúi xuống, anh nhìn thấy nhiều trái cầu
khói đen lúp búp nổ ngay trước mặt, vẫn chúi xuống lao tới, anh nhấn nút
release bốn trái ngay khi mục tiêu vào đúng hỏa điểm, rồi kéo stick đưa
mũi phi cơ lên thẳng trên trời, đẩy cần ga tới maximum, rồi nhích stick
về phía trái, anh kéo phi cơ lại về hướng Đông, hướng thành phố, đúng
lúc này con tàu bị trúng đạn rung chuyển dữ dội, lữa phát cháy bên ngoài
cockpit và cả trên cánh phi cơ.
- Thái Dương đây Bắc Đẩu! Tàu mày bị cháy rồi, nhảy dù ra ngay lập tức !
- Mày nghe tao không Thặng ?, nhảy dù ngay lập tức. Tiếng Hiệp “Vixi “
hoảng hốt trên tần số.
- Tao còn bốn trái bom trên cánh, nhảy dù ra để giết dân vô tội à ?
Th/t Thặng cố gắng đưa phi cơ ra khỏi khu vực Kontum và đáp bằng
bụng trên một cánh đồng nhưng phi cơ đã phát nổ.
Kính phục thay lòng thương người và lo cho bá tánh của anh.
Người anh hùng của phi đoàn 530 Thái Dương nói riêng và của KQVNCH
nói chung.
Vĩnh biệt anh Thặng (Fulro) !
Và trong một bài viết Cánh Chim Thần Tượng - tác giả DD-2ndG “nói”
về những Phi Công “Bảo Quốc Trấn Không” để “minh hoạ” Không Quân
Việt Nam Cộng Hoà “Trên Vòm Trời Lửa Đạn” chiến trường Tây Nguyên
mùa Hè 1972:
Là một Phi Công trực thăng thời chiến, Trung Tá Khưu Văn Phát chứng
kiến nhiều đồng đội của mình đã ra đi như chiếc “lá vàng rơi”. Ngày 11
tháng 4 năm 1972, Phi Đoàn có nhiệm vụ tiếp tế khẩu phần ăn nhà binh,
nước uống và tải thương sau cùng cho tiểu đoàn 11 Nhảy Dù ở ngọn đồi
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược