Page 166 - MUDO 77
P. 166
Mũ Đỏ 77 162
lớp lớp tràn lên đè bẹp núi
Núi mang cao điểm ngút oan hờn
Đá mang dáng dấp hình chinh phụ
Cô đơn chót núi đứng bồng con
Khu chiến trập trùng cơn bão lửa
Đá vọng phu mọc khắp biên cương.
Lồng vào cái khung cảnh đất trời quay cuồng trong cơn bão loạn đó,
“Không Đoàn 72 Chiến Thuật” đã trưởn thành, và vươn lên cùng với khí
thế ngút ngàn của những anh hùng, hảo hán chốn sa trường… Chỉ sau một
thời gian ngắn hoạt động, mà tên tuổi đã danh trấn giang hồ. Pleiku thuở
đó cũng đã thu hút được nhiều phóng-viên nổi tiếng của các hãng thong
tấn quốc-tế… Tờ báo quân đội “Diều Hâu” của nhà văn Trung Tá Nguyễn
Đạt Thịnh hồi đó đã nhận xét về KĐ 72CT qua bài viết “Tìm hiểu hiện-
tượng nhổ giò của KQVN”, như sau: Chỉ vào một hố bom khá sâu, Đại Tá
Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh nói với tôi:
- Anh biết quả bom này bỏ cách chiếc thiết giáp của mình bao nhiêu
không?
- ...?
- Ba thước.
Thao thao bất tuyệt, vị Tư lệnh trẻ nhất Việt Nam kể cho tôi nghe trận đánh
khó khăn nhưng vô cùng hào hứng, vừa xẫy ra tại ngọn đồi mà chúng tôi
đang đứng : “Một Tiểu đội Cộng quân, trang bị bằng một khẩu đại bác,
một khẩu đại liên phòng không, đã chiếm giữ ngọn núi đá trên đường 14,
cách Pleiku khoảng 20 cây số về hướng Bắc. Cây đại bác được nhét thật
sâu vào hang núi. Sư đoàn 23 đã phái một đơn vị có chiến xa yểm trợ
tiến lên núi, để diệt khẩu pháo đang gây khá nhiều trở ngại cho xe cộ di
chuyển từ Pleiku đi Kontum. Một trong những chiếc thiết giáp yểm trợ bị
bắn cháy. Xạ thủ B-40 VC chỉ khai hỏa cách chiếc xe ba thước. Phi Đoàn
Khu Trục được gọi đến can thiệp, và nhiệm vụ của người Phi Công là phải
bỏ lọt trái bom vào một miệng hang nhỏ, mà không làm tổn thương đến
những người có thể còn sống trong thiết giáp”. Lắc đầu tỏ vẻ thán phục,
Đại Tá Bá tiếp: “ Chiếc AD-6 bay với tốc độ mấy trăm cây số một giờ, mà
anh chàng Phi Công này thả bom như để. Trái bom rơi hẳn vào hang hầm
rồi mới nổ, không gây một hư hại nào bên ngoài cả…” !!!
Bốn trăm Phi Công, một ngàn chuyên viên làm việc quần quật. Máy bay
được bảo trì, tu bổ cả đêm để mờ sáng hôm sau lại cất cánh, đáp ứng những
nhu cầu yểm trợ cho quân bạn.(ngưng trích).
Và cũng tại chiến trường Tây Nguyên - Kontum này vào ngày 26-5-1972.
Tôi đã mất một đi một người Anh “Đường Sơn Đại Huynh - Thặng Fulro”
là Phi Công tài ba Thiếu Tá Phạm Văn Thặng của Phi Đoàn Khu Trục 530
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược