Page 8 - mudoso72
P. 8
8 Muõ Ñoû 72
ngoài việc tu bổ, sửa chửa các vị trí phòng thủ, chúng tôi, những người
lính vẫn nhìn về một chân trời xa tắp, mà nơi đó, còn biết bao nhiêu điều
không thể nào chia xẻ cùng ai. Để làm gì nhỉ? Cũng chẳng thể nào biết
được, khi đã rền rĩ, ngay cả trên làn sóng phát thanh chính thức của Quốc
Gia, giọng hát Thái Thanh ... “Anh trở về dang dở đời em”...Lời ai điếu
cho một mặt trận vừa khai diễn.


Phải công nhận, Phạm Duy, quả là một phù thủy âm nhạc, khi “Kỹ Vật
Cho Em” chập chờn trên xương máu Hạ Lào và tiếng hát Thái Thanh có
thể là tiếng sáo Cao Tiệm Ly, cho dù ghềnh thác Tchépon không yên hòa
tĩnh lặng như sông Dịch khi những Kinh Kha Mũ Đỏ qua sông chẳng dám
hẹn ngày về.


Dĩ nhiên, bài hát và giọng ca đó, cũng rền rĩ khắp hang cùng ngỏ hẽm của
cả Miền Nam tự do...dưới mái tole nóng bức của trại gia binh, đêm đêm
nghe vỏ ngô đồng vỡ vụn, hay bên những con đường vắng lặng, ưu tư của
Cư xá Bắc hải (Cư xá sĩ quan Chí hòa ), bất an trong giấc ngủ chập chờn
của người vợ lính. ..

Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,
Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương.
Quân đưa chàng ruổi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng ?
Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay trong bóng phất phơ.
Dấu chàng theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ gối chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh.
Trích :Chinh phụ ngâm khúc”
Bản Dịch: Đoàn Thị Điểm (1705-1748)
Hán Văn: Đặng Trần Côn (1715-1745)
“Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng ?”


Vâng! Chúng ta không phải là người máy. Chúng ta vẫn phải sống với
những xúc cảm đời thường. Nhưng giửa làn tên mủi đạn, người Lính chẳng
thể nào vì tiếng hát Thái Thanh hay giòng nhạc Phạm Duy để buông lơi
tay súng. Chẳng có gì cao xa cả bạn ạ, bởi chúng ta không có đường lùi,
khi trước mặt là quân thù, sau lưng số phận. Số phận chúng ta và hàng
Nhöõng ngöôøi vôï lính - Vaän nöôùc, phaän ngöôøi
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13