Page 58 - mudoso72
P. 58
58 Muõ Ñoû 72
Cuộc rút quân không chuẩn bị tất nhiên biến thành lần tháo chạy, khi các
căn cứ lần lượt bị đánh vỡ, mất hẳn thế “yểm trợ liên hoàn - viên đá tảng
cột trụ của chiến thuật Căn Cứ Hỏa Lực”. Sau Sư Đoàn Nhẩy Dù của giai
đoạn đầu, Sư Đoàn 1 Bộ Binh ở giai đoạn hai, tiếp theo, đến lượt Sư Đoàn
TQLC chịu lần phanh thây trên những đỉnh núi trần trụi dưới cơn mưa lũ
đại pháo của Bắc quân được chuẩn bị từ một năm trước- năm 1970.
Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến nhận vùng trách nhiệm, bố trí các tiểu
đoàn theo hướng bắc-nam. Tiểu Đoàn 4, 7, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn A có
pháo binh Tiểu Đoàn 2 Pháo yểm trợ. Căn cứ hoả lực chính được Tiểu
Đoàn 2 “Trâu Điên” bảo vệ, đồng thời làm thành phần trừ bị. Phía nam
Lữ Đoàn A, hai tiểu đoàn 3, 8, có nhiệm vụ phá thế trận cộng sản bao vây,
chia cắt. Nhưng tất cả phối tríchiến thuật nầy đã trở nên bất khả dụng, bởi
phe cộng sản đã chuẩn bị đủ cho chiến trường, từ quốc tế đến quốc nội,
với biễu ngữ của đám biễu tình phản chiến ở Mỹ đến Dinh Độc Lập ở Sài
Gòn. Cụ thể nơi mặt trận Hạ Lào, quân cộng sản đã bắn không trật một
viên đạn ra ngoài các căn cứ hoả lực. Và sau khi các căn cứ nhảy dù ở mặt
Bắc bị tràn ngập; Sư Đoàn I Bộ Binh phải rút bỏ sau cái gọi là “chiến thắng
chiếm đóng Tchépone”; vùng trách nhiệm của TQLC gánh khối nặng còn
lại của trận chiến vô lý bi thảm nầỵ. Lữ đoàn A TQLC với Tiểu Đoàn 2
“Trâu Điên” của Tiểu Đoàn Trưởng, “Robert Lửa” Nguyễn Xuân Phúc trở
nên thành tụ điểm tât cả nguồn lửa lớn của chiến trường.
Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Xuân Phúc nói với Đạt, chỉ huy trưởng pháo
binh, đơn vị pháo còn lại duy nhất của trận địa : “Ông khỏi yểm trợ cho
ai nữa, hạ nòng súng xuống, “cua” nó lên con nào, ông nướng con ấy cho
tôi”. “Cua”, Phúc dùng chữ với ý khinh miệt hơn nghĩa khối hài để nói về
những chiến xa của Bắc quân. Và đến lúc cuối cùng, Phúc hét lớn qua máy
truyền tin: ”Khỏi cần hỏi lệnh tôi, còn bao nhiêu đạn ông cứ chơi hết bấy
nhiêu…” Hai Tiểu Đoàn 4 và 7 ở vùng ngoài căn cứ vùng vẫy tuyệt vọng
giữa đám kẻ thù say máu như con hổ trọng thương bị loài kên-kên rúc rỉạ.
Phúc hướng dẫn từng phi tuần từ hạm đội bay vào cứu bạn. Những viên
phi công Mỹ dần quen với giọng nói của “Foxtro” (ám danh đàm thoại
không-lục của Phúc với phi công Hạm Đội 7), để đến một đêm… Đêm
hoả ngục lật ngược để bày ra trên trần gian nguồn lửa lênh láng hung tàn
không hề cạn. Lửa rùng rùng lay động suốt dãy núi rừng ầm vang tiếng nổ.
Tiếng nổ của đại pháo, hoả tiễn bắn từng đợt, từng tràn mộtlần mười, hai
mươi trái, từ biốn, năm vị trí. Trong chuỗi âm động quái dị ấy, súng tay dì
đẹt nhỏ nhoi như một loại pháo lép và cuối cùng với những đợt bom. Bom
ném một lượt từ ba phi tuần phản lực nối cánh nhau như cảnh tượng trong
các phim chiến tranh. Phi cơ Mỹ bao vùng suốt từ sáng sớm, Đà Nẵng,
Nhöõng ngöôøi vôï lính - Vaän nöôùc, phaän ngöôøi
Cuộc rút quân không chuẩn bị tất nhiên biến thành lần tháo chạy, khi các
căn cứ lần lượt bị đánh vỡ, mất hẳn thế “yểm trợ liên hoàn - viên đá tảng
cột trụ của chiến thuật Căn Cứ Hỏa Lực”. Sau Sư Đoàn Nhẩy Dù của giai
đoạn đầu, Sư Đoàn 1 Bộ Binh ở giai đoạn hai, tiếp theo, đến lượt Sư Đoàn
TQLC chịu lần phanh thây trên những đỉnh núi trần trụi dưới cơn mưa lũ
đại pháo của Bắc quân được chuẩn bị từ một năm trước- năm 1970.
Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến nhận vùng trách nhiệm, bố trí các tiểu
đoàn theo hướng bắc-nam. Tiểu Đoàn 4, 7, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn A có
pháo binh Tiểu Đoàn 2 Pháo yểm trợ. Căn cứ hoả lực chính được Tiểu
Đoàn 2 “Trâu Điên” bảo vệ, đồng thời làm thành phần trừ bị. Phía nam
Lữ Đoàn A, hai tiểu đoàn 3, 8, có nhiệm vụ phá thế trận cộng sản bao vây,
chia cắt. Nhưng tất cả phối tríchiến thuật nầy đã trở nên bất khả dụng, bởi
phe cộng sản đã chuẩn bị đủ cho chiến trường, từ quốc tế đến quốc nội,
với biễu ngữ của đám biễu tình phản chiến ở Mỹ đến Dinh Độc Lập ở Sài
Gòn. Cụ thể nơi mặt trận Hạ Lào, quân cộng sản đã bắn không trật một
viên đạn ra ngoài các căn cứ hoả lực. Và sau khi các căn cứ nhảy dù ở mặt
Bắc bị tràn ngập; Sư Đoàn I Bộ Binh phải rút bỏ sau cái gọi là “chiến thắng
chiếm đóng Tchépone”; vùng trách nhiệm của TQLC gánh khối nặng còn
lại của trận chiến vô lý bi thảm nầỵ. Lữ đoàn A TQLC với Tiểu Đoàn 2
“Trâu Điên” của Tiểu Đoàn Trưởng, “Robert Lửa” Nguyễn Xuân Phúc trở
nên thành tụ điểm tât cả nguồn lửa lớn của chiến trường.
Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Xuân Phúc nói với Đạt, chỉ huy trưởng pháo
binh, đơn vị pháo còn lại duy nhất của trận địa : “Ông khỏi yểm trợ cho
ai nữa, hạ nòng súng xuống, “cua” nó lên con nào, ông nướng con ấy cho
tôi”. “Cua”, Phúc dùng chữ với ý khinh miệt hơn nghĩa khối hài để nói về
những chiến xa của Bắc quân. Và đến lúc cuối cùng, Phúc hét lớn qua máy
truyền tin: ”Khỏi cần hỏi lệnh tôi, còn bao nhiêu đạn ông cứ chơi hết bấy
nhiêu…” Hai Tiểu Đoàn 4 và 7 ở vùng ngoài căn cứ vùng vẫy tuyệt vọng
giữa đám kẻ thù say máu như con hổ trọng thương bị loài kên-kên rúc rỉạ.
Phúc hướng dẫn từng phi tuần từ hạm đội bay vào cứu bạn. Những viên
phi công Mỹ dần quen với giọng nói của “Foxtro” (ám danh đàm thoại
không-lục của Phúc với phi công Hạm Đội 7), để đến một đêm… Đêm
hoả ngục lật ngược để bày ra trên trần gian nguồn lửa lênh láng hung tàn
không hề cạn. Lửa rùng rùng lay động suốt dãy núi rừng ầm vang tiếng nổ.
Tiếng nổ của đại pháo, hoả tiễn bắn từng đợt, từng tràn mộtlần mười, hai
mươi trái, từ biốn, năm vị trí. Trong chuỗi âm động quái dị ấy, súng tay dì
đẹt nhỏ nhoi như một loại pháo lép và cuối cùng với những đợt bom. Bom
ném một lượt từ ba phi tuần phản lực nối cánh nhau như cảnh tượng trong
các phim chiến tranh. Phi cơ Mỹ bao vùng suốt từ sáng sớm, Đà Nẵng,
Nhöõng ngöôøi vôï lính - Vaän nöôùc, phaän ngöôøi