Page 261 - mudoso72
P. 261
Muõ Ñoû 72 261
Gia và điều mà Mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc
rách!
Khi Việt cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng
cũng là người Việt, không lẽ họ lại đày đoạ đồng bào. Nhưng sau nhiều
năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân
miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng «vẻ
vang» và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng
tộc này.
Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, Mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra
ngồi bán để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau Mẹ tôi trở về và kể cho chúng
tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể:
- «Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta
treo Cờ Quốc Gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu
vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta
tưởng là Cờ Quốc Gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà
sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi!».
Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là Mẹ tôi nhìn mọi
việc bằng tình cảm trong lòng mình.
Thời gian trôi mãi không ngừng… Cuối cùng rồi Ba tôi cũng may mắn
sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, Mẹ tôi vẫn bán thuốc
lá lẻ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt
vãnh để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình
có thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi
mà cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để
vươn lên, để sinh sống với mức trung bình!? «Mọi người sinh ra đều bình
đẳng... và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc…» câu ấy nghe có vẻ
hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì
cũng bị truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì
sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền bất hủ.
Một ngày khoãng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho Ba tôi một
tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn
“đến làm việc”. Gia đình tôi lo sợ là Ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, Ba tôi thì lẳng
lặng mặc áo ra đi, hình như các ông «sĩ quan học tập» về đều trở thành triết
gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên
thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tuỳ ý.
Nhöõng ngöôøi vôï lính - Vaän nöôùc, phaän ngöôøi
Gia và điều mà Mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc
rách!
Khi Việt cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng
cũng là người Việt, không lẽ họ lại đày đoạ đồng bào. Nhưng sau nhiều
năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân
miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng «vẻ
vang» và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng
tộc này.
Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, Mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra
ngồi bán để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau Mẹ tôi trở về và kể cho chúng
tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể:
- «Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta
treo Cờ Quốc Gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu
vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta
tưởng là Cờ Quốc Gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà
sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi!».
Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là Mẹ tôi nhìn mọi
việc bằng tình cảm trong lòng mình.
Thời gian trôi mãi không ngừng… Cuối cùng rồi Ba tôi cũng may mắn
sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, Mẹ tôi vẫn bán thuốc
lá lẻ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt
vãnh để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình
có thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi
mà cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để
vươn lên, để sinh sống với mức trung bình!? «Mọi người sinh ra đều bình
đẳng... và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc…» câu ấy nghe có vẻ
hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì
cũng bị truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì
sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền bất hủ.
Một ngày khoãng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho Ba tôi một
tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn
“đến làm việc”. Gia đình tôi lo sợ là Ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, Ba tôi thì lẳng
lặng mặc áo ra đi, hình như các ông «sĩ quan học tập» về đều trở thành triết
gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên
thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tuỳ ý.
Nhöõng ngöôøi vôï lính - Vaän nöôùc, phaän ngöôøi