Page 38 - DACSAN70
P. 38
38 Muõ Ñoû 70
phân tán dọc trục lộ Quốc Lộ 21 thành những chốt nhỏ cấp tiểu đội để có
thể liên hoàn yểm trợ nhau trong tình huống đơn độc chiến đấu. Đối lại
phía cộng sản, sau khi chiếm xong toàn bộ Ban Mê Thuộc kể từ 15 tháng
3, và không cần phải củng cố vị trí vừa chiếm xong (rút kinh nghiệm của
Mậu Thân 1968; Tổng Công Kích 1972) hai Sư Đoàn 320, và F10 đồng
lần rời bỏ Ban Mê Thuộc, bôn tập theo Quốc Lộ 21 về phía bình nguyên
duyên hải. Hai Sư Đoàn F10 và 325 với một lực lượng tấn công từ Miền
Bắc vào gồm: 2376 xe các loại, trong đó có 100 xe tăng; thiết giáp; gần
185 pháo lớn từ 85 đến 155 ly; hơn 100 khẩu cao xạ.. (29) Số lượng quân
trang, vũ khí nầy chỉ riêng cho mặt trận Ban Mê Thuộc, chứ thật sự để xâm
lăng Miền Nam, quân đội cộng sản Hà nội đã chuyển vào Miền Nam từ
1974 đến tháng Tư/1975 một tổng số 823,146 tấn quân dụng vũ khí “gấp
1.6” số lượng tiếp vận trong 13 năm từ 1960 đến 1973!! Về quân số, chỉ
hai năm 1973-74 đã nhập ngũ thêm 150.000 tân binh để gởi vào Nam thay
thế 68,000 quân thiệt hại, với 8000 cán bộ chuyên môn các ngành (30).
Tóm lại 16 sư đoàn bộ binh của miền Bắc kéo vào không thiếu một đơn
vị mà đích thân Kissinger đã phải kêu lên ngao ngán sau khi nghe báo cáo
từ tướng Weyand sau lần qua lượng định tình hình Việt Nam (28/3 đến 4
tháng /4) tại buổi họp tại Phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc với hầu hết quan
chức cao cấp của chính phủ Mỹ: “Hiện tại, toàn thể quân lực Bắc Việt Nam
đã ở Miền Nam... Chỉ cần một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (Mỹ) là
đủ chiếm đóng hết Miền Bắc. Rõ ràng Hiệp Định (tái lập) Hòa Bình Paris
đã bị vi phạm trầm trọng” (31) Phải có học vị tiến sĩ (xuất thân ở Đại Học
Harvard), với chức vụ ngoại trưởng Liên Bang Bắc Mỹ mới biết được điều
đơn giản nầy thì quả tình con người được tiếng là tài giỏi, thông minh nầy
cũng không “khá” hơn bao nhiêu người tầm thường khác. Ba Tiểu Đoàn
2, 5, 6 không yểm trợ, không trừ bị tiếp ứng bị lực lượng hai sư đoàn cộng
sản tràn qua như một điều tất nhiên sau ngày Nha Trang bỏ ngỏ, 31 tháng
3. Cũng là ngày Huấn Khu Dục Mỹ (gồm các Trung Tâm Huấn Luyện Biệt
Động; Pháo Binh, Bộ Binh) tự tan rã.
Phòng tuyến của chiến lược “Đầu bé- Đít to” kia lại thêm lần điều chỉnh,
củng cố với một “cái đầu” tại Phan Rang (quê nội của Nguyễn Văn Thiệu).
Vùng Phan Rang với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân không hề là
vị trí phòng thủ hữu hiệu của bất cứ hình thái chiến tranh nào. Bởi đối
phương có thể hành quân tiếp cận đến Phan Rang bằng nhiều hướng: Quốc
Lộ I (Hướng Bắc từ Cam Ranh, Nha Trang đánh vào); Quốc Lộ 11 từ Đà
Lạt đánh xuống từ phía Tây-Bắc; từ bờ biển đổ bộ vào (hướng Đông);
hoặc đánh vòng từ hướng Nam lên theo Quốc Lộ I. Thành phần binh lính
trách nhiệm phòng thủ Phan Rang vốn là những đơn vị đã bị thiệt hại lớn
ở mặt trận Vùng I (Trung Đoàn 4, 5/SĐ2BB); các Tiểu Đoàn 31, 36, 52
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014
phân tán dọc trục lộ Quốc Lộ 21 thành những chốt nhỏ cấp tiểu đội để có
thể liên hoàn yểm trợ nhau trong tình huống đơn độc chiến đấu. Đối lại
phía cộng sản, sau khi chiếm xong toàn bộ Ban Mê Thuộc kể từ 15 tháng
3, và không cần phải củng cố vị trí vừa chiếm xong (rút kinh nghiệm của
Mậu Thân 1968; Tổng Công Kích 1972) hai Sư Đoàn 320, và F10 đồng
lần rời bỏ Ban Mê Thuộc, bôn tập theo Quốc Lộ 21 về phía bình nguyên
duyên hải. Hai Sư Đoàn F10 và 325 với một lực lượng tấn công từ Miền
Bắc vào gồm: 2376 xe các loại, trong đó có 100 xe tăng; thiết giáp; gần
185 pháo lớn từ 85 đến 155 ly; hơn 100 khẩu cao xạ.. (29) Số lượng quân
trang, vũ khí nầy chỉ riêng cho mặt trận Ban Mê Thuộc, chứ thật sự để xâm
lăng Miền Nam, quân đội cộng sản Hà nội đã chuyển vào Miền Nam từ
1974 đến tháng Tư/1975 một tổng số 823,146 tấn quân dụng vũ khí “gấp
1.6” số lượng tiếp vận trong 13 năm từ 1960 đến 1973!! Về quân số, chỉ
hai năm 1973-74 đã nhập ngũ thêm 150.000 tân binh để gởi vào Nam thay
thế 68,000 quân thiệt hại, với 8000 cán bộ chuyên môn các ngành (30).
Tóm lại 16 sư đoàn bộ binh của miền Bắc kéo vào không thiếu một đơn
vị mà đích thân Kissinger đã phải kêu lên ngao ngán sau khi nghe báo cáo
từ tướng Weyand sau lần qua lượng định tình hình Việt Nam (28/3 đến 4
tháng /4) tại buổi họp tại Phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc với hầu hết quan
chức cao cấp của chính phủ Mỹ: “Hiện tại, toàn thể quân lực Bắc Việt Nam
đã ở Miền Nam... Chỉ cần một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (Mỹ) là
đủ chiếm đóng hết Miền Bắc. Rõ ràng Hiệp Định (tái lập) Hòa Bình Paris
đã bị vi phạm trầm trọng” (31) Phải có học vị tiến sĩ (xuất thân ở Đại Học
Harvard), với chức vụ ngoại trưởng Liên Bang Bắc Mỹ mới biết được điều
đơn giản nầy thì quả tình con người được tiếng là tài giỏi, thông minh nầy
cũng không “khá” hơn bao nhiêu người tầm thường khác. Ba Tiểu Đoàn
2, 5, 6 không yểm trợ, không trừ bị tiếp ứng bị lực lượng hai sư đoàn cộng
sản tràn qua như một điều tất nhiên sau ngày Nha Trang bỏ ngỏ, 31 tháng
3. Cũng là ngày Huấn Khu Dục Mỹ (gồm các Trung Tâm Huấn Luyện Biệt
Động; Pháo Binh, Bộ Binh) tự tan rã.
Phòng tuyến của chiến lược “Đầu bé- Đít to” kia lại thêm lần điều chỉnh,
củng cố với một “cái đầu” tại Phan Rang (quê nội của Nguyễn Văn Thiệu).
Vùng Phan Rang với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân không hề là
vị trí phòng thủ hữu hiệu của bất cứ hình thái chiến tranh nào. Bởi đối
phương có thể hành quân tiếp cận đến Phan Rang bằng nhiều hướng: Quốc
Lộ I (Hướng Bắc từ Cam Ranh, Nha Trang đánh vào); Quốc Lộ 11 từ Đà
Lạt đánh xuống từ phía Tây-Bắc; từ bờ biển đổ bộ vào (hướng Đông);
hoặc đánh vòng từ hướng Nam lên theo Quốc Lộ I. Thành phần binh lính
trách nhiệm phòng thủ Phan Rang vốn là những đơn vị đã bị thiệt hại lớn
ở mặt trận Vùng I (Trung Đoàn 4, 5/SĐ2BB); các Tiểu Đoàn 31, 36, 52
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014