Page 265 - DACSAN70
P. 265
Muõ Ñoû 70 265
phố sau giờ tan học vẫn còn đó, gần hơn chút nửa là ngôi trường trung học
Chu Văn An thân yêu, nơi tuổi trẻ tôi ươm biết bao nhiêu mộng mơ, rốt cục
cũng chìm vào cơn lốc chiến tranh. Saigon máu thịt quê hương tôi đang
hấp hối. Saigon của tôi đang bị bức tử. Giờ này tôi không còn nghe tiếng
đại bác ru đêm, tất cả các ngõ vào Saigon đã bị phong kín, cơn hấp hối này
sẻ có tôi tham dự như một chứng nhân nếu còn sống sau chinh chiến, hay
sẻ nằm xuống tức tưởi nghẹn ngào. Dòng suy nghỉ miên man đưa tôi trở về
với gia đình, hai đứa con nhỏ và Thụy Trang yêu dấu của tôi đang ở cách
tôi chỉ khoảng mười phút xe, em giờ này chắc đang lo sợ và có thao thức
như anh không, chắc em cũng hiểu tại sao đến giờ phút này anh vẫn còn
cầm súng, con người ta ai cũng có số phận, và những người lính quốc gia
cầm súng đang bảo vệ Thủ đô đã chọn cho mình một số phận, hiên ngang
đi nốt con đường khổ nạn của dân tộc, nếu anh có bề gì thì ráng nuôi con,
sau này bảo bố nó là lính Nhảy Dù, chết để bảo vệ thủ đô.
Những tràng súng lẻ tẻ từ các nơi dội về, tôi leo xuống khán đài trở về
đài tác xạ, giở xấp bản đồ miền Tây ra nhìn không biết bao nhiêu lần,
cả Quân khu 4 vẫn còn nguyên, cùng lắm là Tiểu đoàn tôi sẻ rút về đây.
Nhưng chuyện này đã không xảy ra, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị
bức tử. Có nhiều điều đã báo trước sự phản bội của Hoa Kỳ, khi Kissinger
thả những quả bóng bàn ngoại giao lăn lốc cốc tại Bắc Kinh năm 1971,
sửa soạn cho Tổng Thống Nixon bay qua Thượng Hải ký thông cáo chung
bình thường hoá ngoại giao giửa Hoa Kỳ và Trung cộng thì mọi chuyện
đã an bài, cộng sản xưa nay ký thông cáo chung bao giờ cũng phải có điều
kiện, phải có món quà ra mắt, đó là lý do Hoàng Sa của Việt Nam lọt vào
tay của Trung cộng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trong khi hải quân Hoa
Kỳ nằm bất động tại biển Đông, mặc dù có lời cầu cứu từ hải quân Việt
Nam Cộng Hòa. Từ đó, chúng tôi biết miền nam Việt Nam sẻ bị bỏ rơi, và
Saigon không thể mất trừ khi có phép lạ. Anh em Nhảy Dù chúng tôi đều
biết sẽ có ngày về bảo vệ Thủ đô và đánh một trận cuối đời thật oanh liệt,
có chết cũng cam lòng, nhưng không bao giờ dự trù bị buông súng tại đây,
và ngày đó hôm nay, đã đến..
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhiều tiếng nổ lớn như là hoả tiển 122 ly
về hướng phi trường Tân Sơn Nhất, bầu trời bổng nhiên thấp xuống thật
u ám như sắp để tang cho một chế độ, những người lính lạc đơn vị lại kéo
về sân Cộng Hòa rồi lại lủi thủi ra đi, những giờ phút cuối đời lính, họ như
những con đại bàng bị tiển thương, đang cố gắng vỗ đôi cánh gẩy lần chót
tìm về cái tổ ấm quân đội khét mùi thuốc súng, vì quân đội là ngôi nhà thứ
hai của họ, ở đó họ mới có thể cầm súng để bảo vệ tổ quốc, họ cũng chính
là tôi, là lính. Gần 10 giờ sáng, những tràng đại bác đầu tiên của Pháo Đội
A và Pháo đội B của Tiểu đoàn tôi ở Trường đua Phú Thọ bắt đầu bắn, điện
văn xin tác xạ từ các nơi gọi về Tiểu đoàn tới tấp. Các đơn vị của Lữ đoàn
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014
phố sau giờ tan học vẫn còn đó, gần hơn chút nửa là ngôi trường trung học
Chu Văn An thân yêu, nơi tuổi trẻ tôi ươm biết bao nhiêu mộng mơ, rốt cục
cũng chìm vào cơn lốc chiến tranh. Saigon máu thịt quê hương tôi đang
hấp hối. Saigon của tôi đang bị bức tử. Giờ này tôi không còn nghe tiếng
đại bác ru đêm, tất cả các ngõ vào Saigon đã bị phong kín, cơn hấp hối này
sẻ có tôi tham dự như một chứng nhân nếu còn sống sau chinh chiến, hay
sẻ nằm xuống tức tưởi nghẹn ngào. Dòng suy nghỉ miên man đưa tôi trở về
với gia đình, hai đứa con nhỏ và Thụy Trang yêu dấu của tôi đang ở cách
tôi chỉ khoảng mười phút xe, em giờ này chắc đang lo sợ và có thao thức
như anh không, chắc em cũng hiểu tại sao đến giờ phút này anh vẫn còn
cầm súng, con người ta ai cũng có số phận, và những người lính quốc gia
cầm súng đang bảo vệ Thủ đô đã chọn cho mình một số phận, hiên ngang
đi nốt con đường khổ nạn của dân tộc, nếu anh có bề gì thì ráng nuôi con,
sau này bảo bố nó là lính Nhảy Dù, chết để bảo vệ thủ đô.
Những tràng súng lẻ tẻ từ các nơi dội về, tôi leo xuống khán đài trở về
đài tác xạ, giở xấp bản đồ miền Tây ra nhìn không biết bao nhiêu lần,
cả Quân khu 4 vẫn còn nguyên, cùng lắm là Tiểu đoàn tôi sẻ rút về đây.
Nhưng chuyện này đã không xảy ra, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị
bức tử. Có nhiều điều đã báo trước sự phản bội của Hoa Kỳ, khi Kissinger
thả những quả bóng bàn ngoại giao lăn lốc cốc tại Bắc Kinh năm 1971,
sửa soạn cho Tổng Thống Nixon bay qua Thượng Hải ký thông cáo chung
bình thường hoá ngoại giao giửa Hoa Kỳ và Trung cộng thì mọi chuyện
đã an bài, cộng sản xưa nay ký thông cáo chung bao giờ cũng phải có điều
kiện, phải có món quà ra mắt, đó là lý do Hoàng Sa của Việt Nam lọt vào
tay của Trung cộng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trong khi hải quân Hoa
Kỳ nằm bất động tại biển Đông, mặc dù có lời cầu cứu từ hải quân Việt
Nam Cộng Hòa. Từ đó, chúng tôi biết miền nam Việt Nam sẻ bị bỏ rơi, và
Saigon không thể mất trừ khi có phép lạ. Anh em Nhảy Dù chúng tôi đều
biết sẽ có ngày về bảo vệ Thủ đô và đánh một trận cuối đời thật oanh liệt,
có chết cũng cam lòng, nhưng không bao giờ dự trù bị buông súng tại đây,
và ngày đó hôm nay, đã đến..
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhiều tiếng nổ lớn như là hoả tiển 122 ly
về hướng phi trường Tân Sơn Nhất, bầu trời bổng nhiên thấp xuống thật
u ám như sắp để tang cho một chế độ, những người lính lạc đơn vị lại kéo
về sân Cộng Hòa rồi lại lủi thủi ra đi, những giờ phút cuối đời lính, họ như
những con đại bàng bị tiển thương, đang cố gắng vỗ đôi cánh gẩy lần chót
tìm về cái tổ ấm quân đội khét mùi thuốc súng, vì quân đội là ngôi nhà thứ
hai của họ, ở đó họ mới có thể cầm súng để bảo vệ tổ quốc, họ cũng chính
là tôi, là lính. Gần 10 giờ sáng, những tràng đại bác đầu tiên của Pháo Đội
A và Pháo đội B của Tiểu đoàn tôi ở Trường đua Phú Thọ bắt đầu bắn, điện
văn xin tác xạ từ các nơi gọi về Tiểu đoàn tới tấp. Các đơn vị của Lữ đoàn
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014