Page 272 - DacSan69
P. 272
272 Muõ Ñoû 69
Lòng đau như mìn chặt chân cầu…”
(Trong đêm mưa tiền đồn - Nguyễn Dương Quang)
Chiến tranh vẫn cứ tiếp diễn, những người lính miền Nam vẫn phải chiến
đấu - trong tư thế của người tự vệ - và chỉ mơ ước thanh bình, để có thể
trở về và sống cái lối sống của họ, cái lối sống mà họ ưa thích. Còn những
người lính ở phía bên kia chưa hẳn đã cùng một tâm tư như họ. Hãy nghe
Ngô Đình Khoa mô tả đối phương của anh:
“…Người làm giặc từ Bắc phương tràn tới
Giáp trận súng tay cơm vắt muối vừng
Miệng giải phóng lưỡi điêu ngoa trăm tội
Tim óc người chất ngất những hờn căm…”
(Lính thú - Ngô Đình Khoa)
Vì thế mà vẫn cứ tiếp tục đánh nhau, như lời kể của Trần Dzạ Lữ:
“…Chiều Mai Lộc núi đồi điên loạn
Quân hai bên đánh đấm mút mùa
Thằng xấu số chết vì xấu số
Bỏ vợ con đau xót ở quê nhà…”
(Chiều Mai Lộc - Trần Dzạ Lữ)
Không những phải chiến đấu để tự vệ mà lòng không thù hận, người lính
chiến miền Nam còn đã xử sự rất cao thượng vì lòng nhân ái có sẵn trong
họ. Hãy nghe Nguyễn Phúc Sông Hương kể trong thơ anh:
“…Đêm nay ta chẳng cần căng võng
Giường đá, ba-lô kê gối nằm
Bên kia núi địch chắc buồn lắm
Nên đốt lửa hồng xua ánh trăng…”
Đã chiếm được đỉnh cao, là một ưu thế trong chiến thuật hành quân, và
biết rằng địch đang ở phía bên kia núi, ở phía thấp hơn; vậy mà người lính
miền Nam vẫn không muốn đánh. Vì sao? Hãy nghe Nguyễn Phúc Sông
Hương kể tiếp:
“…Mặc tiếng cọp gầm người lính trận
Gạo sấy, muối mè, ăn dưới trăng
Đỉnh cao ta chẳng cần xin pháo
Để cho địch sống qua đêm rằm…”
Xuân Giáp Ngọ 2014
Lòng đau như mìn chặt chân cầu…”
(Trong đêm mưa tiền đồn - Nguyễn Dương Quang)
Chiến tranh vẫn cứ tiếp diễn, những người lính miền Nam vẫn phải chiến
đấu - trong tư thế của người tự vệ - và chỉ mơ ước thanh bình, để có thể
trở về và sống cái lối sống của họ, cái lối sống mà họ ưa thích. Còn những
người lính ở phía bên kia chưa hẳn đã cùng một tâm tư như họ. Hãy nghe
Ngô Đình Khoa mô tả đối phương của anh:
“…Người làm giặc từ Bắc phương tràn tới
Giáp trận súng tay cơm vắt muối vừng
Miệng giải phóng lưỡi điêu ngoa trăm tội
Tim óc người chất ngất những hờn căm…”
(Lính thú - Ngô Đình Khoa)
Vì thế mà vẫn cứ tiếp tục đánh nhau, như lời kể của Trần Dzạ Lữ:
“…Chiều Mai Lộc núi đồi điên loạn
Quân hai bên đánh đấm mút mùa
Thằng xấu số chết vì xấu số
Bỏ vợ con đau xót ở quê nhà…”
(Chiều Mai Lộc - Trần Dzạ Lữ)
Không những phải chiến đấu để tự vệ mà lòng không thù hận, người lính
chiến miền Nam còn đã xử sự rất cao thượng vì lòng nhân ái có sẵn trong
họ. Hãy nghe Nguyễn Phúc Sông Hương kể trong thơ anh:
“…Đêm nay ta chẳng cần căng võng
Giường đá, ba-lô kê gối nằm
Bên kia núi địch chắc buồn lắm
Nên đốt lửa hồng xua ánh trăng…”
Đã chiếm được đỉnh cao, là một ưu thế trong chiến thuật hành quân, và
biết rằng địch đang ở phía bên kia núi, ở phía thấp hơn; vậy mà người lính
miền Nam vẫn không muốn đánh. Vì sao? Hãy nghe Nguyễn Phúc Sông
Hương kể tiếp:
“…Mặc tiếng cọp gầm người lính trận
Gạo sấy, muối mè, ăn dưới trăng
Đỉnh cao ta chẳng cần xin pháo
Để cho địch sống qua đêm rằm…”
Xuân Giáp Ngọ 2014