Page 192 - DacSan69
P. 192
192 Muõ Ñoû 69
để chờ khám sức khỏe học Nhảy Dù… Và cũng từ đó những ngày tháng
“lang thang” nơi Chợ Sư Đoàn bắt đầu vào mỗi khi đơn vị về Hậu Cứ nghỉ
“chỉnh bị”… Chợ Sư Đoàn, một danh xưng nghe “ngồ ngộ” nhưng lại rất
quen thuộc với những ai đã từng là Lính Nhảy Dù. Trại Hoàng Hoa Thám
bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù có hậu cứ của Tiểu Đoàn 8
Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, Đại Đội 1 Trinh
Sát Nhảy Dù, Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Công Binh, Tiểu
Đoàn Truyền Tin, Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Nhảy Dù cùng các đơn vị của
Tiểu Đoàn Yểm Trợ, Tiểu Đoàn Quân Y. Đặc biệt có Bệnh Viện Đỗ Vinh,
có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, có Ngôi Chùa mang tên Hưng Pháp,
gần với hậu cứ Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù. Chợ Sư
Đoàn gồm có một ngôi chợ nhỏ để các thân nhân như vợ con lính cư ngụ
trong Trại Gia Binh Hoàng Hoa Thám có điều kiện sinh hoạt mua bán
hàng ngày. Có hai dãy nhà bán Café, quán cơm, bán bánh mì, tiệm may
v.v… dọc theo kéo dài đến cổng hàng rào vào Doanh Trại như Bệnh Viện
Đỗ Vinh, sân banh, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù v.v… Quán cơm nổi
bật nhất tên là Mai Lan, quán Café “ông già cơm tấm”, quán Café Bà Tán,
quán Café hai chị em Ngọc, Ngà, quán Café bánh mì của cô Oanh (con
ông Quế), tiệm may Tuấn, tiệm may Sơn, bàn Bida O Hội, bàn Bida bà
Dung… Và có một ngôi Thánh Đường Micae (Nhà Thờ của SĐND), mái
trường mang tên Thống Nhất do Cố Linh Mục Vũ Ngọc Đáng sáng lập và
làm Hiệu Trưởng cho đến ngày “lịch sử sang trang”.
Cũng từ ngôi trường này và ngôi chợ nhỏ tên là Chợ Sư Đoàn, các cô
nữ sinh bén duyên với các chàng Chiến Binh Nhảy Dù, có mối tình bền
vững keo sơn cho đến tận ngày hôm nay, có những mối tình dang dỡ nửa
chừng vì chàng đã hy sinh đền nợ núi sông… Đó là điều khắc nghiệt nhất
của chiến tranh mà người Lính phải chấp nhận.
Tôi, quê mãi tận Miền Trung nên bạn bè, người thân đều ở xa nên mỗi
khi đơn vị về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, ngoài những giây phút vui chơi
cùng đồng đội, tôi thường ra Chợ Sư Đoàn uống café, ăn sáng, ăn trưa…
Rồi thật tình cờ, tôi dừng chân bên quán café bánh mì của “cô bé” nữ sinh
Thống Nhất, có giọng nói ”bắc kỳ” dễ thương và nụ cười hồn nhiên. Dần
dần tôi trở thành khách hàng quen thuộc, thậm chí ghi sổ nợ mỗi khi cuối
tháng, rồi sẽ trả vào ngày đầu tháng khi lĩnh lương. ”Cô bé” rất có cảm tình
với tôi, mỗi lần ghé quán uống café, “cô bé” đem café ra bàn và bắt chuyện
hỏi thăm…Có lần, tôi nghe được tiếng gọi của của mẹ “cô bé”: “Oanh à!
Vào đây mợ nhờ tí việc!!!”…
Có lẽ mẹ của “cô bé” để ý mỗi lần tôi đến quán uống café là “cô bé” rề
Xuân Giáp Ngọ 2014
để chờ khám sức khỏe học Nhảy Dù… Và cũng từ đó những ngày tháng
“lang thang” nơi Chợ Sư Đoàn bắt đầu vào mỗi khi đơn vị về Hậu Cứ nghỉ
“chỉnh bị”… Chợ Sư Đoàn, một danh xưng nghe “ngồ ngộ” nhưng lại rất
quen thuộc với những ai đã từng là Lính Nhảy Dù. Trại Hoàng Hoa Thám
bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù có hậu cứ của Tiểu Đoàn 8
Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, Đại Đội 1 Trinh
Sát Nhảy Dù, Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Công Binh, Tiểu
Đoàn Truyền Tin, Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Nhảy Dù cùng các đơn vị của
Tiểu Đoàn Yểm Trợ, Tiểu Đoàn Quân Y. Đặc biệt có Bệnh Viện Đỗ Vinh,
có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, có Ngôi Chùa mang tên Hưng Pháp,
gần với hậu cứ Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù. Chợ Sư
Đoàn gồm có một ngôi chợ nhỏ để các thân nhân như vợ con lính cư ngụ
trong Trại Gia Binh Hoàng Hoa Thám có điều kiện sinh hoạt mua bán
hàng ngày. Có hai dãy nhà bán Café, quán cơm, bán bánh mì, tiệm may
v.v… dọc theo kéo dài đến cổng hàng rào vào Doanh Trại như Bệnh Viện
Đỗ Vinh, sân banh, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù v.v… Quán cơm nổi
bật nhất tên là Mai Lan, quán Café “ông già cơm tấm”, quán Café Bà Tán,
quán Café hai chị em Ngọc, Ngà, quán Café bánh mì của cô Oanh (con
ông Quế), tiệm may Tuấn, tiệm may Sơn, bàn Bida O Hội, bàn Bida bà
Dung… Và có một ngôi Thánh Đường Micae (Nhà Thờ của SĐND), mái
trường mang tên Thống Nhất do Cố Linh Mục Vũ Ngọc Đáng sáng lập và
làm Hiệu Trưởng cho đến ngày “lịch sử sang trang”.
Cũng từ ngôi trường này và ngôi chợ nhỏ tên là Chợ Sư Đoàn, các cô
nữ sinh bén duyên với các chàng Chiến Binh Nhảy Dù, có mối tình bền
vững keo sơn cho đến tận ngày hôm nay, có những mối tình dang dỡ nửa
chừng vì chàng đã hy sinh đền nợ núi sông… Đó là điều khắc nghiệt nhất
của chiến tranh mà người Lính phải chấp nhận.
Tôi, quê mãi tận Miền Trung nên bạn bè, người thân đều ở xa nên mỗi
khi đơn vị về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, ngoài những giây phút vui chơi
cùng đồng đội, tôi thường ra Chợ Sư Đoàn uống café, ăn sáng, ăn trưa…
Rồi thật tình cờ, tôi dừng chân bên quán café bánh mì của “cô bé” nữ sinh
Thống Nhất, có giọng nói ”bắc kỳ” dễ thương và nụ cười hồn nhiên. Dần
dần tôi trở thành khách hàng quen thuộc, thậm chí ghi sổ nợ mỗi khi cuối
tháng, rồi sẽ trả vào ngày đầu tháng khi lĩnh lương. ”Cô bé” rất có cảm tình
với tôi, mỗi lần ghé quán uống café, “cô bé” đem café ra bàn và bắt chuyện
hỏi thăm…Có lần, tôi nghe được tiếng gọi của của mẹ “cô bé”: “Oanh à!
Vào đây mợ nhờ tí việc!!!”…
Có lẽ mẹ của “cô bé” để ý mỗi lần tôi đến quán uống café là “cô bé” rề
Xuân Giáp Ngọ 2014