Page 169 - DacSan69
P. 169
Muõ Ñoû 169
Tướng Giáp quả đúng là “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”.
Tướng Trưởng trái lại, ông quý trọng và giữ gìn sinh mạng của
từng người lính. Ông cũng khuyến khích, kiểm soát và chỉ dẫn cho từng sĩ
quan, dù là sĩ quan cấp trung đội.
Tướng Trưởng là người trọng lễ nghĩa, khi nghe Tướng Đống ra Huế,
ông đã đến phi trường sớm, và ra tận cầu thang máy bay tiếp đón người
thầy cũ của mình. Mặc dù lúc đó hai người cùng cấp bậc, nhưng SĐND
thì trực thuộc quyền chỉ huy của Tướng Trưởng, Tư Lệnh Vùng I Chiến
Thuật. Tướng Đống biết điều, mỗi lần họp hoặc nhận lịnh Quân Đoàn, ông
thường cho Tư Lệnh Phó ra mặt. Riêng ông có mặt ở Huế để đốc thúc và
trấn an các quân nhân trong SĐND (có mặt ông, các đơn vị trưởng sẽ làm
việc siêng năng hơn).
Tướng Trưởng còn là người rất can đảm, mặc dù địch đã làm chủ hầu
hết thành nội Huế, Đồn Mang Cá như chỉ mành treo chuông, nhưng ông
vẫn cùng các lính kiểng ở lại cố thủ một diện tích nhỏ hẹp, ngày đêm chịu
đựng mưa pháo, để bảo vệ an toàn cho hàng ngàn thương binh. Ông còn là
người rất năng động nhiệt thành trong mọi công việc. Khi còn là Tiểu đoàn
Trưởng TĐ5ND, lúc chạm địch, ông xung phong trước hàng quân. Ông đã
chỉ huy linh động tài giỏi giành thế chủ động chiến trường, dù trong những
tình thế khó khăn,...Trận Đổ Xá ở Quảng Ngải năm 1965, trận Liên Kết
năm 1966 đã đưa Tiểu đoàn nầy được hơn 6 lần tuyên dương trước quân
đội và tiểu đoàn được đeo dây biểu chương màu Đỏ. Tiểu Đoàn 5 ND, đơn
vị xuất sắc đã cung hiến cho QLVNCH tám vị Tướng lãnh tài ba: Nguyễn
Chánh Thi, Ngô Quang Trưởng, Trương Quang Ân, Hồ Trung Hậu, Đỗ Kế
Giai, Lê Quang Lưỡng, và hai vị tướng đã hiển danh “Vị quốc vong thân”:
Tướng Phạm Văn Phú và Nguyễn Khoa Nam. Sư Đoàn 1 rồi Quân Đoàn
I, dưới tay ông, đã làm khiếp vía địch quân ở vùng Hỏa Tuyến.
Bây giờ xin trở lại trận chiến Tết Mậu Thân tại thành nội Huế. Về tình
hình địch, bộ đội Bắc Việt từ hướng Tây Bắc, vùng thung lũng A Shau, A
lưới vừa xâm nhập, phối hợp với du kích địa phương, chĩa nhiều mũi dùi
tiến vào cố đô Huế. Hướng Tây từ quận Nam Hòa, Nam Giao băng qua
cầu Bạch Hổ. Hướng Bắc từ rặng Trường Sơn, qua chùa Thiên Mụ, Kim
Long. Hướng Đông từ Đồng Xuyên, Mỹ Xá, dọc theo La vân Thượng tới
An Hoà chiếm cửa Chánh Tây và cửa Đông Ba. Cánh cuối cùng từ Phú
Thứ, Đập Đá, qua cầu Trường Tiền chiếm cửa Thượng Tứ.
Về tình hình bạn, đại đội Hắc Báo của anh bạn cùng khoá Phan Gia
Lâm đang bị bao vây trong Đại Nội. Tiểu đoàn 2 Nhảy dù và Tiểu đoàn
7 Nhảy dù sáng Mùng 1 Tết, chạy băng đồng marathon gần 20 cây số từ
Xuân Giáp Ngọ 2014
Tướng Giáp quả đúng là “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”.
Tướng Trưởng trái lại, ông quý trọng và giữ gìn sinh mạng của
từng người lính. Ông cũng khuyến khích, kiểm soát và chỉ dẫn cho từng sĩ
quan, dù là sĩ quan cấp trung đội.
Tướng Trưởng là người trọng lễ nghĩa, khi nghe Tướng Đống ra Huế,
ông đã đến phi trường sớm, và ra tận cầu thang máy bay tiếp đón người
thầy cũ của mình. Mặc dù lúc đó hai người cùng cấp bậc, nhưng SĐND
thì trực thuộc quyền chỉ huy của Tướng Trưởng, Tư Lệnh Vùng I Chiến
Thuật. Tướng Đống biết điều, mỗi lần họp hoặc nhận lịnh Quân Đoàn, ông
thường cho Tư Lệnh Phó ra mặt. Riêng ông có mặt ở Huế để đốc thúc và
trấn an các quân nhân trong SĐND (có mặt ông, các đơn vị trưởng sẽ làm
việc siêng năng hơn).
Tướng Trưởng còn là người rất can đảm, mặc dù địch đã làm chủ hầu
hết thành nội Huế, Đồn Mang Cá như chỉ mành treo chuông, nhưng ông
vẫn cùng các lính kiểng ở lại cố thủ một diện tích nhỏ hẹp, ngày đêm chịu
đựng mưa pháo, để bảo vệ an toàn cho hàng ngàn thương binh. Ông còn là
người rất năng động nhiệt thành trong mọi công việc. Khi còn là Tiểu đoàn
Trưởng TĐ5ND, lúc chạm địch, ông xung phong trước hàng quân. Ông đã
chỉ huy linh động tài giỏi giành thế chủ động chiến trường, dù trong những
tình thế khó khăn,...Trận Đổ Xá ở Quảng Ngải năm 1965, trận Liên Kết
năm 1966 đã đưa Tiểu đoàn nầy được hơn 6 lần tuyên dương trước quân
đội và tiểu đoàn được đeo dây biểu chương màu Đỏ. Tiểu Đoàn 5 ND, đơn
vị xuất sắc đã cung hiến cho QLVNCH tám vị Tướng lãnh tài ba: Nguyễn
Chánh Thi, Ngô Quang Trưởng, Trương Quang Ân, Hồ Trung Hậu, Đỗ Kế
Giai, Lê Quang Lưỡng, và hai vị tướng đã hiển danh “Vị quốc vong thân”:
Tướng Phạm Văn Phú và Nguyễn Khoa Nam. Sư Đoàn 1 rồi Quân Đoàn
I, dưới tay ông, đã làm khiếp vía địch quân ở vùng Hỏa Tuyến.
Bây giờ xin trở lại trận chiến Tết Mậu Thân tại thành nội Huế. Về tình
hình địch, bộ đội Bắc Việt từ hướng Tây Bắc, vùng thung lũng A Shau, A
lưới vừa xâm nhập, phối hợp với du kích địa phương, chĩa nhiều mũi dùi
tiến vào cố đô Huế. Hướng Tây từ quận Nam Hòa, Nam Giao băng qua
cầu Bạch Hổ. Hướng Bắc từ rặng Trường Sơn, qua chùa Thiên Mụ, Kim
Long. Hướng Đông từ Đồng Xuyên, Mỹ Xá, dọc theo La vân Thượng tới
An Hoà chiếm cửa Chánh Tây và cửa Đông Ba. Cánh cuối cùng từ Phú
Thứ, Đập Đá, qua cầu Trường Tiền chiếm cửa Thượng Tứ.
Về tình hình bạn, đại đội Hắc Báo của anh bạn cùng khoá Phan Gia
Lâm đang bị bao vây trong Đại Nội. Tiểu đoàn 2 Nhảy dù và Tiểu đoàn
7 Nhảy dù sáng Mùng 1 Tết, chạy băng đồng marathon gần 20 cây số từ
Xuân Giáp Ngọ 2014