Page 8 - DanSan68
P. 8
8 Muõ Ñoû 68
chiến lợi phẩm còn có một chiếc xe tăng T54 được trưng bày rất lâu trước
tòa thị chính. Không cần phải giỏi ngoại ngữ, chỉ nhìn nhãn hiệu tôi cũng
biết ngay chúng là hàng của Trung Quốc và Liên Xô.
Nhìn viên đạn của Nga và Tàu, tôi nghĩ đến trái tim của người lính trẻ
miền Nam, giống như khi nhìn chiếc chiến đấu cơ của Mỹ cất cánh tôi chợt
nghĩ đến các anh lính từ miền Bắc xấu số đang di chuyển bên kia sông Thu
Bồn. Vũ khí là của các đế quốc. Không có khẩu súng nào chế tạo ở miền
Nam hay miền Bắc. Các bà mẹ Việt Nam chỉ chế tạo được những đứa con
và đóng góp phần xương máu.
Vũ khí của các đế quốc trông khác nhau nhưng nạn nhân của chúng dù
bên này hay bên kia lại rất giống nhau. Nếu tháo đi chiếc nón sắt, chiếc
mũ vải xanh, hai người thanh niên có mái tóc đen, vầng trán hẹp, đôi mắt
buồn hiu vì nhớ mẹ, nhớ em chẳng khác gì nhau. Dù “con đường Duy Tân
cây dài bóng mát” hay “mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” cũng là quê
hương Việt Nam và nỗi nhớ trong tâm hồn người con trai Việt ở đâu cũng
đậm đà tha thiết.
Người lính miền Nam chết vì phải bảo vệ chiếc cầu, căn nhà, xóm
làng, góc phố thân yêu của họ. Nếu ai làm một thống kê để hỏi những lính
miền Nam còn sống hôm nay, tôi tin không ai trả lời muốn “ăn gan uống
máu quân thù” miền Bắc. Họ chỉ muốn sống yên ổn trong hòa bình để
xây đắp lại mảnh đất họ đã “xin chọn nơi này làm quê hương” sau khi trải
qua quá nhiều đau thương
tang tóc. Họ phải chiến đấu
và hy sinh trong một cuộc
chiến tự vệ mà họ không
chọn lựa.
Dân chủ không phải là
lô độc đắc rơi vào trong túi
của người dân miền Nam
mà phải trải bằng một giá
rất đắc. Tham nhũng, lạm
quyền, ám sát, đảo chánh
diễn ra trong nhiều năm sau
1960. Có một dạo, tấm hình
của vị “nguyên thủ quốc gia” chưa đem ra khỏi nhà in đất nước đã có một
“nguyên thủ quốc gia” khác. Nhưng đó là chuyện của chính quyền và nhân
dân miền Nam không dính líu gì đến đảng Cộng Sản miền Bắc.
Giả từ Denver
chiến lợi phẩm còn có một chiếc xe tăng T54 được trưng bày rất lâu trước
tòa thị chính. Không cần phải giỏi ngoại ngữ, chỉ nhìn nhãn hiệu tôi cũng
biết ngay chúng là hàng của Trung Quốc và Liên Xô.
Nhìn viên đạn của Nga và Tàu, tôi nghĩ đến trái tim của người lính trẻ
miền Nam, giống như khi nhìn chiếc chiến đấu cơ của Mỹ cất cánh tôi chợt
nghĩ đến các anh lính từ miền Bắc xấu số đang di chuyển bên kia sông Thu
Bồn. Vũ khí là của các đế quốc. Không có khẩu súng nào chế tạo ở miền
Nam hay miền Bắc. Các bà mẹ Việt Nam chỉ chế tạo được những đứa con
và đóng góp phần xương máu.
Vũ khí của các đế quốc trông khác nhau nhưng nạn nhân của chúng dù
bên này hay bên kia lại rất giống nhau. Nếu tháo đi chiếc nón sắt, chiếc
mũ vải xanh, hai người thanh niên có mái tóc đen, vầng trán hẹp, đôi mắt
buồn hiu vì nhớ mẹ, nhớ em chẳng khác gì nhau. Dù “con đường Duy Tân
cây dài bóng mát” hay “mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” cũng là quê
hương Việt Nam và nỗi nhớ trong tâm hồn người con trai Việt ở đâu cũng
đậm đà tha thiết.
Người lính miền Nam chết vì phải bảo vệ chiếc cầu, căn nhà, xóm
làng, góc phố thân yêu của họ. Nếu ai làm một thống kê để hỏi những lính
miền Nam còn sống hôm nay, tôi tin không ai trả lời muốn “ăn gan uống
máu quân thù” miền Bắc. Họ chỉ muốn sống yên ổn trong hòa bình để
xây đắp lại mảnh đất họ đã “xin chọn nơi này làm quê hương” sau khi trải
qua quá nhiều đau thương
tang tóc. Họ phải chiến đấu
và hy sinh trong một cuộc
chiến tự vệ mà họ không
chọn lựa.
Dân chủ không phải là
lô độc đắc rơi vào trong túi
của người dân miền Nam
mà phải trải bằng một giá
rất đắc. Tham nhũng, lạm
quyền, ám sát, đảo chánh
diễn ra trong nhiều năm sau
1960. Có một dạo, tấm hình
của vị “nguyên thủ quốc gia” chưa đem ra khỏi nhà in đất nước đã có một
“nguyên thủ quốc gia” khác. Nhưng đó là chuyện của chính quyền và nhân
dân miền Nam không dính líu gì đến đảng Cộng Sản miền Bắc.
Giả từ Denver