Page 46 - MuDo65
P. 46
46
Hay ấm êm, nhân bản hơn khi nhận cánh thư Xuân, cặp bánh chưng, áo
len đan, của Mẹ, của em từ hậu phương gửi ra tiền tuyền. Người lính trận
nào mà không rộn rã ấm êm với những nét chữ, trang thư.
“Này là cánh thư , nghiêng nghiêng nét chữ cô em học trò
Này là bánh chưng, mẹ già tự tay gói gửi cho con
Này là áo len, bao nhiêu đêm thâu em ngồi em đan
Nay em gửi ra tới chiến trường
Mang chút tình hậu phương thương mến...
Ngồi đọc lá thư, đơn sơ tha thiết cô em học trò
Nhìn cặp bánh chưng, mà lòng nghe thương mẹ già xa xôi
Mặc vào áo len, sao tôi nghe như lòng chơi vơi
Xuân đã về trên khắp đất trời
Nhưng tất cả ... Xuân là ở đây ...
................................................... (Cám ơn – Duy Khánh)
“Cánh Thiệp đầu Xuân”, “Anh cho em mùa Xuân” “Ðan áo mùa Xuân”,
“Ðầu Xuân lính chúc”, và còn biết bao nhiêu giòng nhạc lời thơ, nối cảm,
giao hòa.
Ðón Xuân với câu đối, pháo đỏ rượu nồng, không ai trong chúng ta lại
không biết đến bài thơ tuyệt tác “Ông Ðồ “ của cố thi sĩ tiền chiến Vũ
đình Liên (1913-1996)
Theo như lời kể của thân phụ người viết, vì vừa là hàng xóm, vừa là bạn
học của nhà thơ họ Vũ tại Hà Thành. Tham khảo thêm qua các tài liệu thơ
phú của nhà thơ Vũ Ðình Liên, người viết xin ghi chép thêm vài ba bài thơ
cũ nhà thơ họ Vũ, một đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Khoảng năm 1937, nhà thơ của Hà nội 36 phố phường, đất “ ngàn năm văn
vật “, vốn là công tử theo Tây học. Năm hết Tết đến thi sĩ họ Vũ tản bộ ra
phố Huế, xuống hồ Hoàn Kiếm, ghé đền Ngọc Sơn, hái lộc đầu năm. Dưới
cái lạnh cắt da lất phất mưa bụi đầu Xuân, nhìn giấy hồng điều, nghiên
mực, bút lông, bên ông đồ vắng khách ngay cổng đền Ngọc Sơn, đầu cầu
Thê Húc, thi sĩ đã cảm tác nên bài thơ bất tử “Ông Ðồ” giữa khi triều
đại Nho học bắt đầu suy tàn. Ông đồ nghèo đang bị thay thế bởi các ông
Thông, ông Phán với “Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”.
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tầu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Hay ấm êm, nhân bản hơn khi nhận cánh thư Xuân, cặp bánh chưng, áo
len đan, của Mẹ, của em từ hậu phương gửi ra tiền tuyền. Người lính trận
nào mà không rộn rã ấm êm với những nét chữ, trang thư.
“Này là cánh thư , nghiêng nghiêng nét chữ cô em học trò
Này là bánh chưng, mẹ già tự tay gói gửi cho con
Này là áo len, bao nhiêu đêm thâu em ngồi em đan
Nay em gửi ra tới chiến trường
Mang chút tình hậu phương thương mến...
Ngồi đọc lá thư, đơn sơ tha thiết cô em học trò
Nhìn cặp bánh chưng, mà lòng nghe thương mẹ già xa xôi
Mặc vào áo len, sao tôi nghe như lòng chơi vơi
Xuân đã về trên khắp đất trời
Nhưng tất cả ... Xuân là ở đây ...
................................................... (Cám ơn – Duy Khánh)
“Cánh Thiệp đầu Xuân”, “Anh cho em mùa Xuân” “Ðan áo mùa Xuân”,
“Ðầu Xuân lính chúc”, và còn biết bao nhiêu giòng nhạc lời thơ, nối cảm,
giao hòa.
Ðón Xuân với câu đối, pháo đỏ rượu nồng, không ai trong chúng ta lại
không biết đến bài thơ tuyệt tác “Ông Ðồ “ của cố thi sĩ tiền chiến Vũ
đình Liên (1913-1996)
Theo như lời kể của thân phụ người viết, vì vừa là hàng xóm, vừa là bạn
học của nhà thơ họ Vũ tại Hà Thành. Tham khảo thêm qua các tài liệu thơ
phú của nhà thơ Vũ Ðình Liên, người viết xin ghi chép thêm vài ba bài thơ
cũ nhà thơ họ Vũ, một đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Khoảng năm 1937, nhà thơ của Hà nội 36 phố phường, đất “ ngàn năm văn
vật “, vốn là công tử theo Tây học. Năm hết Tết đến thi sĩ họ Vũ tản bộ ra
phố Huế, xuống hồ Hoàn Kiếm, ghé đền Ngọc Sơn, hái lộc đầu năm. Dưới
cái lạnh cắt da lất phất mưa bụi đầu Xuân, nhìn giấy hồng điều, nghiên
mực, bút lông, bên ông đồ vắng khách ngay cổng đền Ngọc Sơn, đầu cầu
Thê Húc, thi sĩ đã cảm tác nên bài thơ bất tử “Ông Ðồ” giữa khi triều
đại Nho học bắt đầu suy tàn. Ông đồ nghèo đang bị thay thế bởi các ông
Thông, ông Phán với “Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”.
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tầu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết