Page 45 - MuDo65
P. 45
45
Thơ, nhạc, văn chương thường phản ảnh cho một giai đoạn lịch sử.
Hơn một phần tư thế kỷ chiến tranh. Mẹ Việt Nam đã có những mùa Xuân
hoà bình êm ấm , nhưng mắt Mẹ cũng đẫm lệ nhạt nhòa với Tết Mậu Thân
ngập tràn máu lửa. Súng nổ thay pháo hồng, nước mắt thay mưa Xuân,
đạn nổ trên bàn thờ, pháo chụp trên tháp chuông với hàng ngàn, hàng vạn
xác người gục chết giữa ngày Tết, ngày Xuân.
Sinh ra và lớn lên giũa thời chinh chiến, con của Mẹ, những người lính
miền Nam ôm ghì tay súng đón Giao Thừa dưới ánh hỏa châu nơi tiền đồn
xa vắng. Nghe tiếng súng mà ngỡ tiếng pháo giao thừa. Thấy hoa tàn rơi
rụng mà tưởng xác pháo đêm Xuân, buông thả tâm tư mơ về bếp lửa ấm
cúng gia đình.

“Ðón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào Xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng,
Ngỡ rằng pháo tung bay
Ngờ đâu hoa lá rơi...”
............................. (Phiên gác đêm Xuân – Nguyễn Văn Ðông)

Nơi tuyến đầu Gio Linh, Quảng Trị, Benhet, Kontum, hay An Lộc, Tây
Ninh, Năm căn, Chương Thiện... người lính trận mơ về bếp lửa gia đình
nên viết vài hàng thăm hỏi, để tạ lỗi với Mẹ rằng: “Xuân này con không
về”


“Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu Xuân sẽ về
Nay én bay đầy trước ngõ
Mà tin con vẫn xa ngàn xa ....”
.......................................
Lãng mạn nào hơn, tình cảm nào hơn, khi người lình ngỡ ngàng thấy hoa
đào, hoa mai nở nơi tiền đồn heo hút giữa rừng sâu mới hay Xuân đã về
nên vội ghi đôi chữ tâm tình gửi người em gái hậu phương.
“Ðầu Xuân năm đó anh ra đi
Mùa Xuân này nữa xa nhau rồi,
Nhớ đêm hành quân, thân ướt mềm, băng rừng sông
Lòng muốn vớt ánh sáng trăng thề viết tên em
Ðồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu viết Xuân về hay chưa.
.......................................... (Ðồn vắng chiều Xuân – Trần Thiện Thanh)
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50