Page 94 - MUDO 81
P. 94

Mũ Đỏ 81                        92

trong tòa nhà của trung tâm phục hồi, chúng tôi bắt gặp trên chiếc
giường đẩy, ngay giữa hành lang, một thân hình bé nhỏ đang quằn
quại trong cơn co giật. Đến gần, hình hài ấy chính là con mình,
miệng nghiến chặt trong cơn động kinh liên tục, mình mẩy ướt mèm.
Ôm con mà xót xa đắng cay. Còn cảnh cùng cực nào nào lớn hơn thử
thách này, Chúa ơi! Tất cả chỉ còn một nguyện cầu duy nhất là xin
cho con mình được sống và sống chung với cha mẹ và gia đình, chứ
không trong một trung tâm chăm sóc xa lạ.

    Từ đó, không ngày nào chúng tôi không tới thăm Bồ Câu. Điều
nguyện cầu cho con được sống và sống bên cha mẹ trở thành một
quyết tâm thôi thúc hai vợ chồng sát cánh, tiến hành mọi thể thức
với trợ giúp từ các cơ quan xã hội để chuẩn bị đem con về nhà.

    Đứa con thứ hai ra đời ngày 10 tháng Tư, 1982. Dù phải chịu
đựng quá sức khi mang thai, nhưng cháu Bea vào đời bình an, xinh
xắn, khỏe mạnh. Ngay ngày thứ hai sau khi rời bệnh viện sản khoa,
chúng tôi đến thẳng trung tâm phục hồi, ký giấy đón Bồ Câu về nhà.
Sau tai họa, ơn trên cho chúng tôi được hưởng nhiều phép lạ, trên
cả mức chờ đợi.

  Đầu tiên, là từ ngày về lại nhà, Bồ Câu vĩnh viễn thoát khỏi chứng
động kinh co giật. Con mắt bắt đầu có thần hơn dù vẫn chưa di
chuyển lên xuống qua về. Nhờ từng được hướng dẫn và thực tập, vợ
tôi đã có thể một mình đặt ống naso–gastric tube thông từ mũi xuống
bao tử cho con, sau đó trong suốt cả năm còn tập cho Bồ Câu uống
qua đường miệng, từ 1 giọt, tăng lên 2 giọt, 3 giọt rồi kiên nhẫn tập
cho bé nuốt từng chút nhỏ đồ ăn nghiền đến 1 hột cơm, 2 hột cơm.
Tiếp theo, là chỉ vài tuần sau khi có Bồ Câu về nhà, cuối tháng Tư
1982, tôi được nhận vào làm bác sĩ tổng quát cho bệnh viện tư Lees-
ville General Hospital, thuộc tiểu bang Louisiana. Leesville là một
thị xã nhỏ của vùng Southern, nơi dân bản xứ có tiếng là kỳ thị. Thay
vì đi học tiếp, cơ hội đi làm lúc này có lẻ là điều thực tế.

   Với tôi, cơ hội trở lại hành nghề bác sĩ tại đây đồng thời cũng là
một thử thách sinh tử, đòi hỏi sự bén nhậy khi định bệnh, tận tụy khi
trị liệu. Khi giao thiệp bằng tiếng Mỹ, dù chưa thể thuần thục, vẫn
cần sự chính xác, tinh tế trong ngôn từ. Đó là thời kỳ phải vừa làm
vừa học, vừa gìn giữ nhân cách của một bác sĩ người Việt duy nhất
trong vùng.

    Rất may mắn, chỉ một thời gian sau, tôi chính thức được bệnh

Tháng mười hai không hai không
   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99