Page 131 - MUDO 81
P. 131

Mũ Đỏ 81                                      129

người đầu tàu sản xuất ra chế độ hiện nay. Hay cái ông khoa bảng

chính kết, với chính khét gì đó. Hơn chục năm về trước, ông đăng

đàn lên truyền hình, họp kiểu bàn tròn, bàn vuông loại đầu gối. Ông

tường thuật câu chuyện ông đào tháo từ nhà nước Vẹm sang đây còn

hay hơn cả những loạt phim ‘‘mission impossible” thế mà khối ông

khoa bảng tỵ nạn Việt hoan hô vỗ tay, tin thật. Hay anh chàng trạng

cãi con nhà nòi gốc gác ủy viên bô chính trị, không chính em (nếu có

chính em thì dân Việt ngày nay đã bớt khổ) Đoạn phim truyền hình

chiếu cảnh, anh thợ cãi này ra khỏi nhà tù để sang đây. Viên công an

coi tù khen: - Anh ở tù ra, gớm ! sao trông mà béo thế?

Nam Hàn, có Kim Dae-jung, sống lưu vong, sau này trở về, thành

tổng thống. Thời Việt Nam Cộng hòa, thất bại trong các cuộc đảo

chánh như tướng Nguyễn Chánh Thi, Dương Văn Minh, Nguyễn

Khánh, Lâm Văn Phát, Vương Văn Đông sống lưu vong rồi quay

về, trong số này có Dương Văn Minh trở về từ Thái Lan và rồi

không hiểu sao được trao quyền lãnh đạo chỉ mới được có hai ngày

rồi ra lệnh đầu hàng. Ít lâu sau thấy ông xuất hiện với hình ảnh đẹp

nhất. Ông bận quần tây, áo sơ-mi trắng ngắn tay, (công dân của nhà

nước CH/XHCN/VN) đi tham dự bầu cử quốc hội khóa thứ 6. Cho

đến lúc ông qua đời tại Mỹ, không thấy ghi ông thuộc quốc gia nào.

Chẳng lẽ ông cũng vào loại “không tổ quốc”.

Gần đây vài chục năm có Tướng Hoàng Cơ Minh từ Mỹ, Võ Đại

Tôn từ Úc, Trần Văn Bá từ Pháp và những người cùng chung chí

hướng đã trở về Việt Nam bằng đường rừng với hy vọng đem lại

thay đổi thể chế chính trị mới tại Việt Nam. Nhưng tất cả đều thất

bại, kẻ bị giết chết, người bị tử hình, kẻ bị bắt giam tù nhiều năm.

Gần đây lớp trẻ như Nguyễn Quốc Quân, Đỗ Thành Công, Phạm

Minh Hoàng, mang quốc tịch Hoa Kỳ trở về trở về với lý tưởng

đấu tranh cho dân chủ tự do, nhưng không thành, bị bắt và trở lại

Hoa Kỳ. Quốc tịch nào ghi chép cho những vị này? Cũng “không

tổ quốc”?

	 Nhiều người Việt khi bị buộc rời khỏi quê hương đều mong

muốn đất nước có cải cách chính trị đưa đến tự do dân chủ để họ có

thể trở về tham gia. Tuy có nhiều nỗ lực tranh đấu từ hơn nửa thế kỷ

qua, Ngày đó đã không đến với nhiều người trong đời. Sự “trở về”

đối với nhiều người Việt khi rời bỏ quê hương ra đi, vượt qua bao

gian nguy và sau khi đã chọn xứ người làm quê hương thứ hai, có

           Tháng mười hai không hai không
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136