Page 265 - MuDoso78
P. 265

Mũ Đỏ 78                      264

        cho dân chúng được hưởng cuộc sống tốt hơn.
        GDP bình quân đầu người của Trung Quốc bằng khoảng 6.629 USD, tương
        đương mức năm 1892 của người Mỹ, cũng tức là nói khoảng cách niên
        đại về GDP đầu người giữa Trung Quốc với Mỹ là vào khoảng 109 năm.
        Nhìn từ phạm vi toàn cầu, kết quả so sánh GDP theo ngang giá sức mua
        hối đoái [tức sức mua tương đương, viết tắt PPP] thường có chênh lệch rất
        lớn với kết quả so sánh GDP theo cách sử dụng hối suất thị trường.
        Vì vậy dùng phương thức ngang giá sức mua hối đoái để so sánh sự chênh
        lệch về mức sống thực tế của hai nước tuy có tính hợp lý nhất định, nhưng
        nếu dùng để so sánh quy mô thực tế nền kinh tế hai nước thì có tính dẫn
        dắt sai.
        Giới học giả kinh tế hiện nay chưa có phương thức tính hoàn toàn nhất trí
        về cách so sánh GDP, cho dù là cách tính theo sức mua thì cũng có nhiều
        loại tiêu chuẩn, và tồn tại các khiếm khuyết như coi nhẹ hàng hóa phi mậu
        dịch. Về mặt này học giả các nước chưa có sự đồng thuận.
        Thậm chí nhà kinh tế Derek Scissors của viện American Enterprise Insti-
        tute còn cho rằng ở bất kỳ thời điểm nào, dùng sức mua ngang giá để so
        sánh GDP giữa các quốc gia với nhau đều không có ý nghĩa quá lớn.
        Theo số liệu của IMF, nếu tính theo hối suất thực tế thì GDP năm 2014 của
        Mỹ là 17.400 tỷ USD, của Trung Quốc là 10.400 tỷ USD, chênh lệch giữa
        hai nước hãy còn khá lớn.
        Có thể lấy sự phát triển của Nhật Bản để làm thí dụ phân tích khả năng
        này. Nhật là hàng xóm của Trung Quốc, nước này có rất ít tài nguyên thiên
        nhiên, mật độ dân số lại rất cao, thí dụ diện tích bình quân đất trồng trọt
        của người Nhật ít hơn người Trung Quốc, lại càng ít hơn người Mỹ — chỉ
        bằng 1/16. Năm 1950, GDP đầu người của Nhật là 112 USD, của Mỹ là
        1582 USD, tức chỉ bằng 1/14 mức của Mỹ. Đến năm 1990, GDP đầu người
        của Nhật lên tới 24.713 USD, của Mỹ là 23.055 USD, Nhật đã vượt Mỹ
        1658 USD. Nghĩa là Nhật chỉ dùng hơn 40 năm để đuổi kịp Mỹ.
        Như vậy vào năm 1950, thua kém tương đối về kinh tế giữa Nhật với Mỹ
        là 14 lần. Năm 2002, thua kém tương đối về kinh tế giữa Trung Quốc với
        Mỹ là 35 lần, lớn hơn chỉ tiêu này giữa Nhật với Mỹ năm 1950 — lớn hơn
        2,5 lần. Như vậy Trung Quốc muốn đuổi kịp Mỹ sẽ cần mất nhiều thời
        gian hơn, tính toán một cách đơn giản thì cần khoảng 100 năm.
        Khoảng cách thua kém lớn về hàm lượng vàng của GDP giữa Trung Quốc
        với Mỹ thể hiện rõ ở sự chênh lệch lớn về lợi nhuận của các công ty Trung
        Quốc và Mỹ có tên trong bảng danh sách 500 công ty mạnh nhất toàn cầu
        [danh sách này xếp hạng theo doanh thu]:
        Trong số 128 công ty Mỹ đứng trong danh sách 500 công ty mạnh nhất
        toàn cầu năm 2014, có 24 công ty thuộc vào danh sách 50 công ty có lãi
        nhất, với tổng lợi nhuận lên tới 798,7 tỷ USD, chiếm 40% tổng lợi nhuận
                        Tháng sáu hai không một tám
   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270