Page 17 - mudoso72
P. 17
Muõ Ñoû 72 17
từ từ chớm nở với người lính trận này, có họ tên là Nguyễn minh Đường,
sĩ quan của binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt, QLVNCH. Mẹ đã trở thành
người yêu của lính. Ba năm sau, mẹ trở thành người vợ lính. Sau khi lập
gia đình, ba mẹ tôi mua nhà ra ở tại quận 8 một thời gian. Nhưng vì ba tôi
là lính tác chiến qua các binh chủng thiện chiến: Lực Lượng Đặc Biệt rồi
Biệt Động Quân của QLVNCH, quanh năm hành quân ở biên thùy, một
mình mẹ phải sống quạnh hiu với đàn con nhỏ, nên ba mẹ đồng ý bán căn
nhà và mẹ dọn về ở với ông bà ngoại.
Như các người yêu và các người vợ lính khác, mẹ đã sống trong nỗi thấp
thỏm lo âu về sự an nguy của chồng, trong niềm thương nhớ, và mong chờ
cho ngày chồng về phép. Mẹ thay ba tôi, chăm sóc và nuôi dạy anh em
tôi. Mẹ lặn lội lên những tiền đồn xa xôi thăm chồng và có khi mẹ dẫn tôi
đi cùng. Có những lần đi thăm, mẹ phải lo âu chờ đợi trong tiền đồn, khi
chồng vẫn còn đang hành quân giao tranh với quân thù. Mẹ đã hòa nhịp
thở của mình với nỗi thăng trầm của cuộc chiến VN. Mẹ vui với những
tin vui chiến thắng và được biết chồng bình an trở về sau một trận đánh và
mẹ lo sợ khi biết chồng mình bị thương. Mẹ đã là chỗ dựa cho ba tôi trong
việc quán xuyến gia đình, để ông an tâm, kìm chắc tay súng chống lại xâm
lăng của CSBV. Ngoài chăm sóc gia đình, mẹ thay ba làm bổn phận người
con đến song thân của hai bên.
Trong thời chiến, hạnh phúc của người vợ lính quá mong manh và nhỏ bé,
nhưng sự hy sinh của người vợ lính cho chồng con và người thân thì vô
cùng to lớn. Sau khi CS xâm chiếm MN, sự hy sinh đó còn tăng lên gấp
bội.
Sau ngày đen tối 30-4-1975 của dân tộc VN chừng một tháng, mẹ tôi hạ
sanh đứa em gái út. Khi em vừa tròn 1 tháng tuổi thì ba tôi phải ra trình
diện đi tù CS. Ba đi tù, để lại cho mẹ năm đứa con thơ: 5, 4, 3, 1 tuổi và
một bé sơ sinh. Trong cảnh nước mất nhà tan, gia đình ly tán, ba tôi, các
bác tôi, anh họ tôi lần lượt đi tù CS, và cậu tôi tử trận trong những ngày
cuối của cuộc chiến. Còn cảnh thương tâm nào hơn, già khóc và trẻ khóc
cho một viễn cảnh đen tối của người dân MN, chết chóc và chia lìa. Vì quá
thương con, thương cháu trong ngục tù CS, bà nội tôi lâm bệnh và mất vài
tháng sau đó. Trong đám tang nội, không có người con ruột nào có mặt để
đưa tang. Từ một phụ nữ chân yếu tay mềm, mẹ đã nén những đau thương,
bước ra ngoài xã hội bương chải để kiếm sống cho gia đình.
Sau khi cưỡng chiếm MN, CSBV đã vơ vét, tịch thu tài sản và cơ sở làm
ăn của người dân. Mọi công việc, hãng xưởng lớn nhỏ điều tùy thuộc vào
Nhöõng ngöôøi vôï lính - Vaän nöôùc, phaän ngöôøi
từ từ chớm nở với người lính trận này, có họ tên là Nguyễn minh Đường,
sĩ quan của binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt, QLVNCH. Mẹ đã trở thành
người yêu của lính. Ba năm sau, mẹ trở thành người vợ lính. Sau khi lập
gia đình, ba mẹ tôi mua nhà ra ở tại quận 8 một thời gian. Nhưng vì ba tôi
là lính tác chiến qua các binh chủng thiện chiến: Lực Lượng Đặc Biệt rồi
Biệt Động Quân của QLVNCH, quanh năm hành quân ở biên thùy, một
mình mẹ phải sống quạnh hiu với đàn con nhỏ, nên ba mẹ đồng ý bán căn
nhà và mẹ dọn về ở với ông bà ngoại.
Như các người yêu và các người vợ lính khác, mẹ đã sống trong nỗi thấp
thỏm lo âu về sự an nguy của chồng, trong niềm thương nhớ, và mong chờ
cho ngày chồng về phép. Mẹ thay ba tôi, chăm sóc và nuôi dạy anh em
tôi. Mẹ lặn lội lên những tiền đồn xa xôi thăm chồng và có khi mẹ dẫn tôi
đi cùng. Có những lần đi thăm, mẹ phải lo âu chờ đợi trong tiền đồn, khi
chồng vẫn còn đang hành quân giao tranh với quân thù. Mẹ đã hòa nhịp
thở của mình với nỗi thăng trầm của cuộc chiến VN. Mẹ vui với những
tin vui chiến thắng và được biết chồng bình an trở về sau một trận đánh và
mẹ lo sợ khi biết chồng mình bị thương. Mẹ đã là chỗ dựa cho ba tôi trong
việc quán xuyến gia đình, để ông an tâm, kìm chắc tay súng chống lại xâm
lăng của CSBV. Ngoài chăm sóc gia đình, mẹ thay ba làm bổn phận người
con đến song thân của hai bên.
Trong thời chiến, hạnh phúc của người vợ lính quá mong manh và nhỏ bé,
nhưng sự hy sinh của người vợ lính cho chồng con và người thân thì vô
cùng to lớn. Sau khi CS xâm chiếm MN, sự hy sinh đó còn tăng lên gấp
bội.
Sau ngày đen tối 30-4-1975 của dân tộc VN chừng một tháng, mẹ tôi hạ
sanh đứa em gái út. Khi em vừa tròn 1 tháng tuổi thì ba tôi phải ra trình
diện đi tù CS. Ba đi tù, để lại cho mẹ năm đứa con thơ: 5, 4, 3, 1 tuổi và
một bé sơ sinh. Trong cảnh nước mất nhà tan, gia đình ly tán, ba tôi, các
bác tôi, anh họ tôi lần lượt đi tù CS, và cậu tôi tử trận trong những ngày
cuối của cuộc chiến. Còn cảnh thương tâm nào hơn, già khóc và trẻ khóc
cho một viễn cảnh đen tối của người dân MN, chết chóc và chia lìa. Vì quá
thương con, thương cháu trong ngục tù CS, bà nội tôi lâm bệnh và mất vài
tháng sau đó. Trong đám tang nội, không có người con ruột nào có mặt để
đưa tang. Từ một phụ nữ chân yếu tay mềm, mẹ đã nén những đau thương,
bước ra ngoài xã hội bương chải để kiếm sống cho gia đình.
Sau khi cưỡng chiếm MN, CSBV đã vơ vét, tịch thu tài sản và cơ sở làm
ăn của người dân. Mọi công việc, hãng xưởng lớn nhỏ điều tùy thuộc vào
Nhöõng ngöôøi vôï lính - Vaän nöôùc, phaän ngöôøi