Page 250 - DACSAN70
P. 250
250 Muõ Ñoû 70
quân trú phòng phải di tản. Tuy nhiên, về phương diện tinh thần chiến đấu
và sức chịu đựng phi thường của các chiến sĩ Mũ Nâu, Tống Lê Chân đã
vượt xa những trận đánh lớn nhỏ khác trong quân sử với nhiều điểm rất
đặc biệt. Đây là cuộc bao vây lâu dài nhất trong quân sử, một trận dánh
trong chiến cuộc Việt Nam mà lực lượng đôi bên chênh lệch nhất và sau
cùng, một cuộc lui binh thần tình nhất do một vị tiểu đoàn trưởng trẻ tuổi
nhất, can trường nhất chỉ huy.
CUỘC BAO VÂY DÀI NHẤT TRONG QUÂN SỬ
Kể từ khi trại Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự uy hiếp vào năm
1972 cho tới khi Tiểu Đoàn 92 BĐQ phải di tản vào tháng 4 năm 1974,
căn cứ đã bị bao vậy ròng rã 17 tháng trời. Vòng vây của địch vô cùng chặt
chẽ khiến “nội bất xuất, ngoại bất nhập,” kể cả đường hàng không. Chẳng
những việc gửi quân tăng viện, tản thương và tiếp đạn dược, lương thực
v.v. đều bị giới hạn nhỏ giọt mà ngay cả đến cặp lon trung tá thăng cấp đặc
cách ngoài mặt trận của tiểu đoàn trưởng Lê Văn Ngôn cũng phải thả dù
vào trong trại, không có người gắn lon và việc “rửa lon” truyền thống của
nhà binh có lẽ đã được thực hiện bằng máu của Cộng quân.
Điều này làm chúng ta liên tưởng đến chiếc lon thăng cấp của Đại Tá
De Castries, người hùng cùa đoàn quân viễn chinh Pháp tại Điện Biên Phủ
vào năm 1954 cũng đã được thả dù vào khu lòng chảo. Nhưng De Castries
trước kia đã không quá cô đơn và bị bao vây ngột ngạt như Lê Văn Ngôn
tại Tống Lê Chân vì ít ra cũng có một số quân nhẩy dù tăng viện. Ngoài ra,
De Castries cò có những “nàng hầu” thân yêu như Béatrice, Éliane, Hu-
guette, Dominique để… tâm sự. Còn Lê Văn Ngôn và Tiểu Đoàn 92 BĐQ
chỉ có độc nhất một quả đồi trơ trụi với vòng cao độ không quá 50 thước
trên bản đồ UTM, một vị trí vuông vức mỗi bề không quá 300 thước để
sống chết ôm ấp ròng rã gần một năm rưỡi trời! Cuộc bao vây ngặt nghèo
tới nỗi vào những ngày tháng chót, cả đến việc thả dù tiếp tế cũng bị gián
đoạn, còn nói gì đến việc tản thương hay tiếp viện bằng trực thăng.
Về các cuộc bao vây nổi tiếng khác trong chiến sử, Điện Biên trước kia
cũng chỉ kéo dài 57 ngày. Địa ngục Khe Sanh, niềm tự hào của Thủy Quân
Lục Chiến Hoa Kỳ cũng chỉ bị bao vây dăm ba tháng, nhưng với thảm bom
dầy đặc đêm ngày của B-52, và lúc nào cũng có ba tầng phi cơ chiến thuật
chờ sẵn trên không để dội bom, binh sĩ trú phòng coi như được đi nghỉ
mát dưỡng quân theo tiêu chuẩn lính Việt Nam, vì họ không thiếu một thứ
gì, kể cả nước đá để uống giải khát! Trong kỳ đệ nhị thế chiến, Stalingrad
lừng danh cũng chỉ bị quân Đức bao vây gần ba tháng. Tobruk của người
Anh cũng chỉ cần tử thủ hơn 8 tháng. Còn Tống Lê Chân? Suốt 17 tháng
truờng ròng rã trong những điều kiện tăng viện và tiếp vận khó khăn nhất.
Như vậy, sức chịu đựng của người lính Việt Nam Cộng Hòa phải được coi
là bền bỉ siêu đẳng vô địch.
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014
   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255