Page 16 - DacSan69
P. 16
16 Muõ Ñoû 69


Điều này còn rõ thêm khi những tranh chấp trong vùng biển Đông vẫn
tiềm ẩn những đe dọa về quân sự và kinh tế thì cùng lúc đó, ngoại trưởng
Kerry lại khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ đứng ngoài mọi tranh chấp. Ông
tuyên bố: “Hành động của chúng tôi không nhằm kiềm chế hay đối trọng
với bất kỳ nước nào trong khu vực này”. Còn riêng với Việt Nam, thì chỉ
là vấn đề phụ trong chính sách của Hoa Kỳ. Nhất là khi Hà nội ngày càng
tỏ ra quy phục và gắn bó với Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc
Hiện nay Trung Quốc có khuynh hướng thay đổi chính sách đối với châu
Á để các nước này sẵn sàng làm ăn với Trung quốc và tránh ảnh hưởng của
Hoa Kỳ. Trong năm qua, Bắc Kinh đã thực hiện một loạt những hành động
ve vãn ngoại giao với các nước trong khu vực Thái Bình Dương. Ký kết
các thỏa ước thương mại, lập ra những kế hoạch chung với Brunei và Việt
Nam đều nằm trong âm mưu này. Vì một khi các nước trong vùng biển
Đông được hứa hẹn chia sẻ lợi ích và lại cảm thấy yên lòng trước sự đe dọa
của Trung quốc thì chắc hẳn sẽ không cần xích lại về phía Hoa Kỳ.

Cuối năm qua thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thực hiện chuyến
thăm viếng Việt Nam cũng không ngoài chủ trương đó. Họ Lý đã thuyết
phục Hà Nội rút ra khỏi bất kỳ liên minh khu vực nào do Mỹ và Nhật chủ
xướng nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng Đông Nam
Á. Chuyến đi này cho thấy Lý Khắc Cường đã đạt được thành công ngoại
giao đáng kể nhằm xoa dịu những căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai
nước qua việc ký kết những hiệp ước mậu dịch, hứa hẹn hợp tác và chia
sẻ những lợi ích về tài nguyên trên biển Đông. Bắc Kinh đang nỗ lực đẩy
mạnh những hợp tác thương mại với Việt Nam và các nước trong khu vục.
Việt Nam hiện nay là bạn hàng quan trọng của Trung Quốc. Kim ngạch
thương mại giữa hai nước hiện tăng nhanh với tốc độ trung bình khoảng
25% trong mấy năm qua. Tương tự như Việt Nam, các quốc gia Đông
Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về thương
mại và đầu tư, điều này càng gây thêm khó khăn cho Hoa Kỳ để bảo đảm
cam kết chính sách với các đồng minh trong chiến lược kìm hãm Trung
quốc.


Chuyến đi của Lý Khắc Cường tới Hà Nội còn phản ảnh chính sách của
Bắc Kinh trong khu vực biển Đông với mục đích chia để trị. Vì Trung
quốc khăng khăng cho rằng những nỗ lực đưa vấn đề Biển Đông vào bàn
hội nghị đàm phán đa phương sẽ gây trầm trọng thêm tình hình. “Đa
phương” cũng có nghĩa là liên quan đến sự can dự của Hoa Kỳ trong việc
Xuân Giáp Ngọ 2014
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21