Page 37 - DanSan68
P. 37
Muõ Ñoû 68 37



Lý do thứ nhất là mức độ dữ dội của trận đánh tại Thường Ðức khi chưa
bao giờ có đông đến như thế các lực lượng tham chiến và hỏa lực tập trung
của cả hai bên trên một chiến trường nhỏ hẹp chỉ gồm có ngọn Ðồi 1062
và các đồi phụ chung quanh với cao điểm trận đánh kéo dài chưa đầy một
tháng.


Lý do thứ hai là trận đánh này, dù mức độ ác liệt chỉ thua sút có trận Cổ
Thành Quảng Trị và trận An Lộc, lại không được nhiều người biết đến do
địa thế hẻo lánh của vùng giao tranh (giáp giới với vùng Hạ Lào) và do
tình hình chính trị vào những ngày cuối của cuộc Chiến Tranh Việt Nam
quá sôi động khiến báo chí Tây phương, vốn rất ồn ào, không đưa tin đúng
mức vì họ không kịp hiểu hết tầm mức quan trọng của trận đánh mang ý
nghĩa của một “cuộc thăm dò khả năng chiến đấu một mình” của quân đội
miền Nam Việt Nam chống lại các lực lượng Cộng Sản sau khi quân chiến
đấu Hoa Kỳ đã rút về nước.

Lý do thứ ba là số lượng cao của các lực lượng tinh nhuệ tham chiến: Quân
Ðội Nhân Dân Cộng Sản Bắc Việt có Sư Ðoàn 304 Ðiện Biên cùng Sư
Ðoàn 324B và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có Sư Ðoàn Nhảy Dù.


Lý do thứ tư là cán cân thăng bằng về hỏa lực và nhân sự giữa đôi bên coi
như đã được tái lập sau khi sau khi các lực lượng chiến đấu của Hoa Kỳ
đã thực sự rút lui khỏi chiến trường, đem theo luôn sức yểm trợ mạnh mẽ
của máy bay oanh tạc và hải pháo của Không Quân, Hải Quân và Thủy
Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trong khi, về mặt súng nặng, quân Bắc Việt đã
đưa vào sử dụng một số trọng pháo tân tiến chưa thấy dùng trong Mùa Hè
Ðỏ Lửa cách đó hơn hai năm. (Yếu tố này được đề cập tới để các nhà viết
quân sử không còn lý do nào để bảo rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
có ưu thế về hỏa lực trong mọi trận đánh so với Quân Ðội Nhân Dân Cộng
Sản Bắc Việt).

Lý do sau cùng là lòng quyết chiến, quyết thắng của cả đôi bên trong trận
đánh khi Sư Ðoàn 304 Ðiện Biên, sau khi đã chiếm được quận lỵ Thường
Ðức và ngọn Ðồi 1062, một cao điểm chiến lược cực kỳ hung hiểm, chính
thức thách đấu vời Sư Ðoàn Nhảy Dù để phân định cao thấp trong một trận
đánh mà từ thời điểm cho tới chiến trường đều do họ chọn lựa. Một số tài
liệu về trận đánh này cho biết chính Cộng quân đã dùng giàn thun bắn thư
rơi khiêu chiến, “thách ‘Ngụy’ Dù lên đánh. “Phải biết rằng phe Cộng Sản
vẫn hết sức ấm ức khi đành chấp nhận thảm bại trong trận chiến Cổ Thành
Quảng Trị hồi Mùa Hè năm 1972 sau khi bị các lực lượng Thủy Quân Lục

Giả từ Denver
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42