Page 129 - DanSan68
P. 129
Muõ Ñoû 68 129
CPLT/MNVN là cần thiết cho CSVN trong Hội Nghị giải quyết chiến
cuộc Việt Nam và cuộc “mật đàm” giữa Kissinger và Lê Đức Thọ, đang
diễn ra ở Paris. Về vấn đề này, câu hỏi được đặt ra là giữa hai tỉnh Bình
Long và Tây Ninh, tỉnh nào là “điểm” và tỉnh nào là “diện” trong chiến
dịch sắp tới của chúng?
Theo ước tính của tôi, căn cứ trên các yếu tố địa lý nhân văn, Bình Long
sẽ là mục tiêu chính mà CSVN muốn chiếm để cho ra mắt CPLT/MN/VN.
Vì vậy Bình Long sẽ là “điểm” của trận chiến sẽ diễn ra. Tây Ninh sẽ chỉ
là “diện”. Lý do chính là thành phần quần chúng, tức cư dân của mỗi tỉnh
có sự chênh lệch rõ rệt về văn hóa và tôn giáo. Tỉnh Bình Long là tỉnh
mới được thành lập sau này dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Tỉnh gồm có
3 quận: Lộc Ninh ở phía bắc, An Lộc ở giữa và Chơn Thành ở phía nam.
Tổng số cư dân chừng trên dưới 60,000 người, đa số là dân từ tứ phương
đến, trừ một số chừng 4%, hay 5,000 người, thuộc sắc tộc thiểu số Stiêng.
Hơn 75% là công nhân làm cho các đồn điền cao-su của người Pháp ở
Lộc Ninh, Quản Lợi, Xa Cam, Xa Cát, và Xa Trạch. Chừng 10% là dân
buôn bán. Số còn lại là quân nhân, công chức chính phủ và gia đình họ.
Về địa thế, tỉnh Bình Long nằm trên trục lộ giao thông chính là Quốc lộ
13. Trên lãnh thổ Miên, QL-13 giao điểm với lộ 7 ở Snoul, từ đó trổ về
hướng nam qua biên giới, đổ vào thị trấn Lộc Ninh, qua thành phố tỉnh
lỵ An Lộc, xuống thị trấn Chơn Thành, kéo dài qua quận lỵ Bến Cát của
tỉnh Bình Dương và chấm dứt ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh lỵ của tỉnh
nầy. Trong lãnh thổ Viêt Nam, QL-13 nằm giữa hai dòng sông khá rộng là
Sông Saigòn ở hướng tây và Sông Bé ở hướng đông; cách khoảng chừng
15 đến 18 cây số ở mỗi hướng, xuyên suốt từ biên giới đến lãnh thổ Bình
Dương. Những đồn điền lớn kể trên nằm giữa hai dòng sông và trên trục lộ
giao thông chính nầy. Phía tây bắc và đông bắc thị trấn Lộc Ninh là vùng
rừng có nhiều loại gỗ quí, thân cây gốc khá to và mọc cách khoảng nhau từ
4, 5 thước. Như vậy, chiến xa cũng di chuyển dễ dàng và cũng dễ ẩn nấp
tránh được quan sát không thám. Kratié, một tỉnh Miên nằm ở phía bắc hai
tỉnh Phước Long và Bình Long là sào huyệt chính của TWC/MN sẽ đặc
biệt trực tiếp chỉ huy chiến dịch sắp đến. Nếu CSBV chọn Bình Long làm
“điểm” thì sự chỉ huy và yểm trợ hậu cần cho chiến trường của TWC/MN
sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Ngược lại, Tây Ninh cùng biên giới với tỉnh Sway-Riêng của Miên ở
khu Mỏ Vẹt, trước tháng 4, năm 1970, là vùng căn cứ địa quan trọng của
CSBV, nơi tồn trữ hậu cần với các kho tàng tiếp liệu vũ khí của CSBV
chuyển từ miền Bắc vào trong nhiều năm trước, nhưng sau những cuộc
hành quân ngoại biên qui mô thời Trung tướng Đỗ Cao Trí làm Tư lênh
QĐIII & V3CT cho đến tháng 2, 1971, những căn cứ địa nầy đã bị hoàn
Giả từ Denver
CPLT/MNVN là cần thiết cho CSVN trong Hội Nghị giải quyết chiến
cuộc Việt Nam và cuộc “mật đàm” giữa Kissinger và Lê Đức Thọ, đang
diễn ra ở Paris. Về vấn đề này, câu hỏi được đặt ra là giữa hai tỉnh Bình
Long và Tây Ninh, tỉnh nào là “điểm” và tỉnh nào là “diện” trong chiến
dịch sắp tới của chúng?
Theo ước tính của tôi, căn cứ trên các yếu tố địa lý nhân văn, Bình Long
sẽ là mục tiêu chính mà CSVN muốn chiếm để cho ra mắt CPLT/MN/VN.
Vì vậy Bình Long sẽ là “điểm” của trận chiến sẽ diễn ra. Tây Ninh sẽ chỉ
là “diện”. Lý do chính là thành phần quần chúng, tức cư dân của mỗi tỉnh
có sự chênh lệch rõ rệt về văn hóa và tôn giáo. Tỉnh Bình Long là tỉnh
mới được thành lập sau này dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Tỉnh gồm có
3 quận: Lộc Ninh ở phía bắc, An Lộc ở giữa và Chơn Thành ở phía nam.
Tổng số cư dân chừng trên dưới 60,000 người, đa số là dân từ tứ phương
đến, trừ một số chừng 4%, hay 5,000 người, thuộc sắc tộc thiểu số Stiêng.
Hơn 75% là công nhân làm cho các đồn điền cao-su của người Pháp ở
Lộc Ninh, Quản Lợi, Xa Cam, Xa Cát, và Xa Trạch. Chừng 10% là dân
buôn bán. Số còn lại là quân nhân, công chức chính phủ và gia đình họ.
Về địa thế, tỉnh Bình Long nằm trên trục lộ giao thông chính là Quốc lộ
13. Trên lãnh thổ Miên, QL-13 giao điểm với lộ 7 ở Snoul, từ đó trổ về
hướng nam qua biên giới, đổ vào thị trấn Lộc Ninh, qua thành phố tỉnh
lỵ An Lộc, xuống thị trấn Chơn Thành, kéo dài qua quận lỵ Bến Cát của
tỉnh Bình Dương và chấm dứt ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh lỵ của tỉnh
nầy. Trong lãnh thổ Viêt Nam, QL-13 nằm giữa hai dòng sông khá rộng là
Sông Saigòn ở hướng tây và Sông Bé ở hướng đông; cách khoảng chừng
15 đến 18 cây số ở mỗi hướng, xuyên suốt từ biên giới đến lãnh thổ Bình
Dương. Những đồn điền lớn kể trên nằm giữa hai dòng sông và trên trục lộ
giao thông chính nầy. Phía tây bắc và đông bắc thị trấn Lộc Ninh là vùng
rừng có nhiều loại gỗ quí, thân cây gốc khá to và mọc cách khoảng nhau từ
4, 5 thước. Như vậy, chiến xa cũng di chuyển dễ dàng và cũng dễ ẩn nấp
tránh được quan sát không thám. Kratié, một tỉnh Miên nằm ở phía bắc hai
tỉnh Phước Long và Bình Long là sào huyệt chính của TWC/MN sẽ đặc
biệt trực tiếp chỉ huy chiến dịch sắp đến. Nếu CSBV chọn Bình Long làm
“điểm” thì sự chỉ huy và yểm trợ hậu cần cho chiến trường của TWC/MN
sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Ngược lại, Tây Ninh cùng biên giới với tỉnh Sway-Riêng của Miên ở
khu Mỏ Vẹt, trước tháng 4, năm 1970, là vùng căn cứ địa quan trọng của
CSBV, nơi tồn trữ hậu cần với các kho tàng tiếp liệu vũ khí của CSBV
chuyển từ miền Bắc vào trong nhiều năm trước, nhưng sau những cuộc
hành quân ngoại biên qui mô thời Trung tướng Đỗ Cao Trí làm Tư lênh
QĐIII & V3CT cho đến tháng 2, 1971, những căn cứ địa nầy đã bị hoàn
Giả từ Denver