Page 6 - MuDo67
P. 6


sao tránh khỏi ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong
nhiệm kỳ hai của ông Obama, và chắc chắn sẽ không giúp gì trong việc
chận đứng thái độ hung hăng và hành động ngang ngược của TQ tại Á
Châu. Nếu không muốn nói là sẽ khuyến khích Bắc Kinh tiếp tục xâm lấn
biển đảo của những nước láng giềng.

Thêm vào đó, mặc dù đặt trọng tâm quyền lợi kinh tế vào khu vực,
nhưng với bao nhiêu rắc rối mà nội các Obama sẽ phải đương đầu trên
thế giới. Một thế giới đầy rẫy những bất ổn và đe dọa như: nền kinh tế
Âu Châu, chiến tranh ở Syria, xung đột giữa Do Thái và Palestine, vấn
đề bom nguyên tử của Iran và Bắc Hàn. Hoa Kỳ đang phải trực diện với
những thách thức đầy khó khăn và phức tạp. Nếu biến động xảy ra ở một
trong những khu vực này trên thế giới, chắc chắn sẽ cuốn hút một phần lớn
nguồn lực của Hoa Kỳ và có khả năng làm thay đổi mục tiêu chính trị mà
nội các Obama đang theo đuổi ở Á Châu.

Trước tình thế như vậy, các nước Á Châu, ngay cả những đồng minh
kiên trì như Philippines, Thái Lan và Úc cũng mang thái độ dè dặt, chưa
biết ngả hẳn về đâu, và hầu như đều đang theo đuổi một chính sách đu
dây giữa TQ và Hoa Kỳ để tránh trường hợp bất cập bị bỏ rơi, hoăc bị TQ
trừng phạt về kinh tế. Giáo sư đại học Bangkok, ông Prapat Thepchatri
cho rằng dù chỉ có việc Thái Lan tham gia vào cuộc đàm phán xuyên
Thái Bình Dương do Hoa Kỳ chủ trương cũng sẽ làm cho TQ bất bình,
và Thái Lan cũng tránh không muốn điều này xảy ra. Thủ tướng Úc bà
Julia Gillard cũng vạch ra kế hoạch nhằm cải thiện quan hệ với TQ. Phát
biểu tại hội nghị Thượng đỉnh ASEM 9 vào cuối năm 2012, bà cho biết là
Úc không theo đuổi chiến lược “ngăn chặn”, hạn chế vai trò của TQ nữa,
trái lại chủ trương thắt chặt mối quan hệ với quốc gia này, hiện đang là
đối tác kinh doanh hàng đầu của Úc. Riêng trường hợp Philippines, dù có
ký chung với Hoa Kỳ hiệp ước liên minh phòng thủ từ năm 1951, nhưng
chính quyền Obama cũng tỏ ra dè dặt không biểu lộ phản ứng sẽ ra sao,
nếu một khi có sự xung đột vũ trang xẩy ra giữa Philippines và TQ trong
bối cảnh căng thẳng tại vùng bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough). Chính
phủ Philippines cho rằng đã có một khoảng cách lớn trong quan điểm của
người Mỹ về nghĩa vụ và kỳ vọng của Philippines trong vấn đề an ninh.
Người dân Philippines cũng nghi ngờ những lời cam kết phòng thủ giữa
hai nước sẽ được Hoa Kỳ tôn trọng.

Nếu các nước châu Á-Thái Bình Dương hy vọng trong nhiệm kỳ hai
chính quyền Obama sẽ đóng vai trò cảnh sát sẵn sàng chạm trán với TQ để
giữ trật tự cho khu vực này thì thật là ngây ngô. Nhưng mặt khác chung
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11