Page 5 - MuDo67
P. 5
Thời gian gần đây, thái độ hung hãn và chính sách ngang ngược của
Trung Cộng như khám xét, bắt giữ và trục xuất tầu bè trên biển Đông và
những yêu sách và lập luận không phù hợp với luật pháp quốc tế đã làm
cho các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương quan tâm và bày tỏ sự lo
ngại. Chính vì vậy đã có nhiều nước Đông Nam Á hoan hỉ chào đón chính
sách trở lại Á Châu và trục chiến lược của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, không ai đoán chắc được Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao khi
có sự xung đột xảy ra với TQ trong lúc Hoa Kỳ còn chưa giải quyết được
những khó khăn nội bộ, kinh tế và thâm thủng ngân sách. Thay đổi chính
sách để duy trì vị thế của mình ở Á Châu có thành công hay không hiển
nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cuộc chiến hao tổn tại Iraq và Af-
ghanistan đã làm cho người dân Mỹ cảm thấy không còn muốn lôi cuốn
vào một trận chiến mới tốn kém về tài chánh và nhân mạng nữa. Sau lần
trải nghiệm qua cuộc khủng hoảng tài chánh vào năm 2007-2008 và bong
bóng địa ốc, bất động sản, cũng như tỷ số nạn thất nghiệp lên cao, người
dân Mỹ cảm thấy rằng không có điều gì được đặt ưu tiên hơn bằng tình
trạng kinh tế và những vấn đề khó khăn trong nước.
Cũng vì sự phân tán lực lượng ở chiến tranh ở Iraq và Afghanistan,
trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama, chính quyền Hoa Kỳ đã tránh va
chạm với Bắc Kinh và gây thêm rắc rối, dù có đôi lần phản đối một cách
yếu ớt về vấn đề mậu dịch giữa hai nước và việc TQ hạ giá đồng nhân tệ
để trục lợi xuất cảng hàng hóa. Thật ra, trên nhiều khía cạnh khác, Hoa Kỳ
cũng đã tỏ ra nhượng bộ TQ, như hạn chế buôn bán vũ khí cho Đài Loan
và việc đòi hỏi Hoa Kỳ phải đứng ngoài những tranh chấp trên biển Đông,
cũng như giảm bớt sự hiện diện của hải quân trên vùng biển này. Mỗi hành
vi chính trị của Hoa Kỳ hình như được cân nhắc cẩn thận để đo lường phản
ứng và tránh làm mất lòng Bắc Kinh. Nhận ra những yếu điểm điều này,
nhiều quốc gia Á Châu-Thái Bình Dương không còn đặt nhiều hy vọng gì
vào chính quyền Obama trong việc can thiệp vào những vấn đề tranh chấp
lãnh thổ, biển đảo với TQ.
Việc điều hành chính sách ngoại giao của chính quyền Obama ở nhiệm
kỳ hai thật sẽ ảnh hưởng không ít vào tương lai các nước Á Châu-Thái
Bình Dương. Lịch sử thế giới chứng minh rằng quan điểm chính trị cá
nhân của những người cầm đầu bộ ngoại giao đôi khi đã ảnh hưởng không
ít đến cục diện thế giới. Người Việt quốc gia hẳn không thể quên những
chuyến “đi đêm” với Bắc Kinh của Henry Kissinger đã dẫn đến việc Hoa
Kỳ nuốt trôi những lới cam kết và bỏ rơi miền Nam VN. Rồi đây chủ
trương phản chiến của TNS John Kerry từ thời chiến tranh VN cũng không